Giữ nguyên mức học phí trường chuyển đổi mô hình chất lượng cao?

Chia sẻ

Những ngày qua, nhiều PHHS xôn xao trước thông tin 2 trường THPT tốp đầu Hà Nội là Kim Liên, Phan Đình Phùng sẽ chuyển đổi sang mô hình trường chất lượng cao với mức học phí cũng sẽ tăng cao khoảng 30 lần.

Nhiều gia đình đang có con em theo học tại hai trường này lo lắng trong trường hợp gia đình không có đủ tiền đóng học phí thì con em họ có bị chuyển trường hay không?

Trước thông tin này, đại diện hai trường THPT Kim Liên và Phan Đình Phùng cho biết, hiện nay, UBND TP Hà Nội chưa phê duyệt các trường chuyển đổi sang mô hình trường chất lượng cao tự chủ tài chính. Năm học 2020-2021, các trường THPT Kim Liên, Phan Đình Phùng vẫn đang hoạt động theo mô hình trường công lập với mức thu học phí theo đúng quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ là 217.000 đồng/tháng/học sinh ở cả ba khối lớp 10, 11, 12.

Học sinh trường THPT Phan Huy Chú, 1 trong hai ngôi trường đầu tiên của Hà Nội thực hiện tự chủ tài chính. 	Ảnh: T.AHọc sinh trường THPT Phan Huy Chú, 1 trong hai ngôi trường đầu tiên của Hà Nội thực hiện tự chủ tài chính. Ảnh: T.A

Trong những năm tiếp theo, nếu được phê duyệt chuyển sang hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao tự chủ tài chính, việc thực hiện sẽ áp dụng với khối lớp 10 mới. Học sinh các khối lớp khác đã học tại trường vẫn sẽ tiếp tục thực hiện theo mô hình đại trà với mức học phí theo quy định. Toàn bộ mức đóng góp theo mô hình mới sau khi được phê duyệt sẽ được các nhà trường công khai để gia đình học sinh xem xét, cân nhắc đăng ký cho con em tuyển sinh vào trường dựa trên điều kiện kinh tế.

Hiện nay, Hà Nội có 2 trường THPT công lập hoạt động theo mô hình tự chủ tài chính là THPT Phan Huy Chú và Lê Lợi. Được thành lập năm 1997, sau 11 năm hoạt động ở mô hình bán công, năm 2008, trường Phan Huy Chú đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình công lập tự chủ tài chính toàn phần theo Nghị định 43 của Chính phủ. Đến nay, trường đã khẳng định được chất lượng trên nhiều phương diện, điểm tuyển sinh đầu vào luôn ở mức cao. Hàng năm, THPT Phan Huy Chú luôn có đông học sinh đăng ký tuyển sinh, vượt quá chỉ tiêu của trường.

Trường THPT Lê Lợi được thành lập năm 2013 trên cơ sở tách từ trường THPT chuyên Nguyễn Huệ. Sau thời gian hoạt động theo mô hình tự chủ tài chính, vừa qua, trường cũng đã được UBND Thành phố công nhận đạt tiêu chí trường chất lượng cao.

Dù mô hình trường công lập tự chủ tài chính có học phí cao hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của nhiều gia đình.

T.A

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.