Hà Nội: Hoàn thiện hồ sơ xét Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú trong Quý I/2023

NAM DU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo kế hoạch của Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT Hà Nội, trong Quý I/2023, Sở sẽ tiếp tục thực hiện bước 3 trong quy trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 năm 2023.

Hà Nội: Hoàn thiện hồ sơ xét Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú trong Quý I/2023 - ảnh 1
Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng trường THCS- THPT Nguyễn Siêu- cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” lần thứ 16.

Tháng 1/2023, Sở GD-ĐT sẽ trình TP xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16.

Trước 5/2/2023, Sở GD-ĐT phối hợp với UBND TP Hà Nội và Ban Thi đua khen thưởng TP tổ chức họp Hội đồng TP để xét tặng danh hiệu trên.

Trước 25/3/2023, Sở GD-ĐT Hà Nội trình Hội đồng Bộ GD&ĐT xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 năm 2023.

Theo Điều 10 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì trình tự xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú gồm 3 bước: Giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm; Tổ chức thẩm định hồ sơ và thăm dò dư luận; Họp Hội đồng và hoàn thiện hồ sơ.

Như vậy, các thủ tục tiếp theo để xét tặng danh hiệu cao quý cho các nhà giáo có nhiều cống hiến, đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2015/NĐ-CP sẽ được Sở GD-ĐT hoàn thiện trong Quý I/20223 để thống nhất gửi Hội đồng Bộ GD-ĐT.

Cuối tháng 11/2022, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi trưởng các phòng và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở về việc thăm dò dư luận đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 năm 2023.

Danh sách được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 năm 2023 gồm 12 hồ sơ của 12 cá nhân, trong đó có 1 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 11 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”.

Cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân là Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Trọng Vĩnh, (87 tuổi), Chủ tịch Hội đồng Trường THCS- THPT Nguyễn Siêu.

11 cá nhân còn lại được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, trong đó có 8 cán bộ quản lý và 3 giáo viên.

8 cán bộ quản lý được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú gồm: TS Hoàng Đình Xuân, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi-Thường Tín; Ths Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu; Ths Nguyễn Văn Giới, Phó Hiệu trưởng trường THPT Phúc Thọ; Ths Lê Thị Ngọc Hà, Tổ trưởng tổ Hóa trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam; Ths Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Tổ trưởng chuyên môn trường THPT Chương Mỹ A; Ths Nguyễn Thị Phương, Tổ trưởng tổ chuyên môn trường THPT Phúc Thọ; Ths Nguyễn Thị Hương Thủy, Tổ trưởng tổ Văn học nghệ thuật trường THPT Chu Văn An; Ths Nguyễn Thị Nhung, Tổ phó tổ Xã hội trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.

3 giáo viên được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú gồm: Ths Võ Thị Mỹ Hạnh và Ths Trần Thị Yên- trường THPT Chu Văn An; Ths Vũ Thị Ngọc Tình- trường THPT Lưu Hoàng.

Được biết, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được xét tặng 3 năm 1 lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.