Huyện Hoài Đức cần tổ chức đón học sinh đến trường an toàn

Chia sẻ

Chiều 7-2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác chuẩn bị cho học sinh đến trường học trực tiếp tại huyện Hoài Đức.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng và đoàn công tác kiểm tra phòng, chống dịch, chuẩn bị đón học sinh đi học trực tiếp tại Trường Trung học phổ thông Hoài Đức C.Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng và đoàn công tác kiểm tra phòng, chống dịch, chuẩn bị đón học sinh đi học trực tiếp tại Trường Trung học phổ thông Hoài Đức C.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng thị sát thực tế tại các điểm trường: Trung học cơ sở An Khánh, Trung học phổ thông Hoài Đức C, Tiểu học Lại Yên, kiểm tra công tác chuẩn bị của các trường từ khâu phân luồng học sinh khi đến trường, vào lớp, công tác y tế... Đồng thời, yêu cầu nhà trường và địa phương phải cảnh giác trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, có phương án phòng, chống dịch trong mọi tình huống xảy ra nhằm bảo đảm an toàn cho các cháu học sinh khi đến trường học trực tiếp...

Tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố, đại diện Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Hoài Đức báo cáo: Địa bàn huyện có 26 trường tiểu học (25 trường công lập), 23 trường trung học cơ sở (22 trường công lập), 2 trường liên cấp trung học cơ sở và tiểu học ngoài công lập, 5 trường trung học phổ thông (4 trường công lập). Theo chỉ đạo của UBND thành phố, ngành Giáo dục huyện chỉ tổ chức dạy học trực tiếp tại các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1 và 2, các địa bàn ở cấp độ 3 và 4 vẫn tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến. 

Để bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trực tiếp, UBND huyện Hoài Đức yêu cầu các trường phải đạt các tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 (theo Hướng dẫn liên ngành ngày 25-10-2021 của Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Y tế); chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch xử lý tình huống khi có cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh là F0; tổ chức tổng vệ sinh môi trường hằng ngày.

Đối với giáo viên chưa tiêm đủ vắc xin phòng, chống Covid-19 (theo quy định của ngành Y tế), chỉ được dạy trực tuyến; không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường; học sinh đi học mang theo nước uống cá nhân; các trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày...

Các trường cần tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học, bảo đảm y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng đón học sinh trở lại trường (các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12 từ ngày 8-2, các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 từ ngày 10-2)...

Kết thúc buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh: Để chuẩn bị cho học sinh đến trường học trực tiếp an toàn, những ngày qua, UBND thành phố đã chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã (phối hợp với Sở Y tế, Phòng Y tế) chuẩn bị và phê duyệt các phương án phòng, chống dịch. Tuy nhiên, trên thực tế có thể có các tình huống xảy ra khác với kịch bản. Do đó, các địa phương cần phân công các tổ công tác đến hỗ trợ trực tiếp các trường để bảo đảm an toàn tuyệt đối; ngành Y tế cần tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế học đường; Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo.

Các phòng giáo dục - đào tạo trên địa bàn thành phố nói chung, huyện Hoài Đức nói riêng cần chỉ đạo các nhà trường phối hợp với phụ huynh trong công tác phòng, chống dịch, bảo đảm cho học sinh đến trường an toàn...

THEO HNM

Theo http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Giao-duc/1024198/huyen-hoai-duc-can-to-chuc-don-hoc-sinh-den-truong-an-toan

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.