Huyện Thanh Trì: Đảm bảo các điều kiện an toàn đón học sinh trở lại trường sau tết Nguyên đán

Chia sẻ

UBND huyện Thanh Trì đã xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại học trực tiếp tại trường sau thời gian học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid 19. Đến nay, 100% trường học trên địa bàn huyện đạt yêu cầu an toàn về phòng, chống dịch Covid-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn liên ngành Sở GD&ĐT và Sở Y tế.

Ngay sau khi thành phố Hà Nội chỉ đạo việc tổ chức cho học sinh các khối 7, 8 ,9 quay trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8/2/2022 và học sinh từ khối 1 đến khối 6 học trực tiếp tại trường từ ngày 10/2/2022, UBND huyện Thanh Trì đã xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại học trực tiếp tại trường sau thời gian học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid 19. Đến nay, 100% trường học trên địa bàn huyện đạt yêu cầu an toàn về phòng, chống dịch COVID-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn liên ngành Sở GD&ĐT và Sở Y tế.Toàn ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì nỗ lực chuẩn bị đón học sinh trở lại trườngToàn ngành GD&ĐT huyện Thanh Trì nỗ lực chuẩn bị đón học sinh trở lại trường

UBND Huyện chỉ đạo các trường rà soát cơ sở vật chất, triển khai khử khuẩn, vệ sinh các lớp học. Phương án phòng chống dịch được các trường xây dựng chi tiết, sát thực và thông báo tới 100% phụ huynh về thời gian đón học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết.

Cụ thể, Cấp THCS ngày 7/2 học sinh khối 9 học trực tiếp, ngày 8/2 học sinh khối 7, 8 sẽ trở lại trường; Ngày 10/2, học sinh lớp 6 và cấp Tiểu học cũng sẽ đến trường. 100% giáo viên dạy học trực tiếp đều tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng dịch. Tổ chức đo thân nhiệt học sinh trước khi vào trường, bố trí máy đo thân nhiệt tự động cho học sinh tại các lối đi vào từ cổng, cầu thang các tòa nhà, 100% các lớp học được trang bị máy đo thân nhiệt;kết hợp với các bậc phụ huynh chuẩn bị mọi điều kiện đảm bảo công tác PC dịch COVID-19 để sẵn sàng cho các con đến trường như: Nhắc con thực hiện tốt 5K; chuẩn bị cho con đủ sách vở, đồ dùng học tập…

 Trong ngày 7/2, Phòng đã kiểm tra công tác đón học sinh và phương án đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các trường. Qua kiểm tra, các trường đã quan tâm rà soát, kiểm tra tình hình sức khỏe học sinh trước khi đến trường, tuyên truyền tạo tâm lý ổn định để học sinh đến lớp.Đảm bảo phòng, chống dịch trong thời gian học sinh trở lại trường họcĐảm bảo phòng, chống dịch trong thời gian học sinh trở lại trường học

Trong ngày đầu trở lại trường, các học sinh được hướng dẫn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Tại các trường học đều có sơ đồ phân luồng di chuyển lối vào - lối ra của học sinh, xây dựng phương án tổ chức dạy học chia ca và giãn cách để hạn chế tập trung đông. Song song đó, từng đơn vị cũng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế theo từng cấp độ dịch, kế hoạch xử lý khi học sinh có biểu hiện hoặc mắc COVID-19 nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh trong nhà trường.

Tỷ lệ đến học trực tiếp đạt trên 95%, chỉ một số trường hợp vắng và đều có lý do… Ban giám hiệu các nhà trường cũng đã quán triệt đến toàn thể giáo viên phối hợp cùng phụ huynh trao đổi thông tin; Tổ chức ký cam kết giữa Hiệu trưởng với 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo các quy định, hướng dẫn của các cấp...

Để đón học sinh từ lớp 7 trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8/2, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì hướng dẫn và yêu cầu các trường THCS chỉ dạy học trực tiếp tại các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1 và 2. Học sinh cư trú trên địa bàn có mức độ dịch cấp độ 3, 4 không đến trường học mà ở nhà học trực tuyến, nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên giảng dạy cho các em.

Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì cũng chỉ chỉ đạo các trường cần linh hoạt điều chỉnh kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương trình nhà trường; Tùy theo thời lượng còn lại của năm học, lựa chọn mục tiêu, nội dung cốt lõi, cần thiết… Các phòng học mở toàn bộ cửa để đảm không gian thông thoáng, thầy cô giáo nhắc nhở học sinh tránh tập trung đông trong các giờ ra chơi. Ngoài ra các nhà trường cũng cần nắm bắt tâm lý học sinh; khuyến khích, động viên học sinh, tránh tạo áp lực cho học sinh sau thời gian dài học trực tuyến.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.