Kết thúc buổi thi môn Toán Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia: Hà Nội có 563 thí sinh vắng mặt

Chia sẻ

Các thí sinh đã kết thúc bài thi môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021. Tại Hà Nội, thí sinh ra về khi trời Hà Nội đổ mưa. Tuy nhiên, không xảy ra tình trạng tắc đường trước cổng các điểm thi.

Một thí sinh gặp khó khăn trong vận động được hỗ trợ đưa vào phòng thi.Một thí sinh gặp khó khăn trong vận động được hỗ trợ đưa vào phòng thi.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, kết thúc buổi thi môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021, Hà Nội có 563 thí sinh vắng mặt trên tổng số 101.326 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, số thí sinh không dự thi do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 167, bao gồm 05 thí sinh diện F0, 26 thí sinh diện F1, 107 thí sinh diện F2, 29 thí sinh diện phong tỏa.

Các thí sinh thi tại 188 điểm thi trên toàn địa bàn Thành phố, 4.325 phòng thi. Đặc biệt trong buổi thi môn Toán, không có thí sinh nào vi phạm quy chế. (Buổi thi môn Ngữ văn sáng 7/7 cả Thành phố có 1 thí sinh vi phạm quy chế do sử dụng điện thoại di động). Không có cán bộ coi thi vi phạm quy chế. Tất cả các điểm thi trên địa bàn Thành phố đều diễn ra an toàn, nghiêm túc.

Ngày mai 7/8/2021, từ 7h30 phút sáng, các thí sinh tiếp tục dự thi môn Khoa học tự nhiên hoặc môn Khoa học xã hội. Thời gian làm bài 50 phút. Buổi chiều từ 14h20, thí sinh thi môn Ngoại ngữ.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.