Ngành mới nở rộ, ngành cũ ế ẩm

Chia sẻ

Đón đầu mùa tuyển sinh năm 2021, nhiều trường đại học đã thông báo chiêu sinh nhiều ngành học mới. Nhưng làm gì để không xảy ra tình trạng “sớm nở, tối tàn”, khi mà trước đó không ít ngành học ra đời đã phải đóng cửa vì không có người theo học.

Năm nay sẽ có thêm nhiều ngành học mới mở, tạo ra nhiều cơ hội chọn lựa cho thí sinh (ảnh minh họa)Năm nay sẽ có thêm nhiều ngành học mới mở, tạo ra nhiều cơ hội chọn lựa cho thí sinh (ảnh minh họa)

Một trường mở hơn 10 ngành học mới

Theo thông báo của trường đại học Duy Tân, năm nay, trường mở mới 13 ngành và chuyên ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, lĩnh vực máy tính, có 3 chuyên ngành và 1 chuyên ngành mới là: Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, chuyên ngành Thiết kế Games và Multimedia. Trong lĩnh vực Du lịch, trường mở mới ngành Du lịch với chuyên ngành Du lịch thông minh cùng 3 chuyên ngành là Hướng dẫn du lịch quốc tế (tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Trung). Bên cạnh đó, trường cũng mở mới ngành Kỹ thuật Điện và 2 chuyên ngành Điện cơ ôtô, Quản lý và vận hành tòa nhà. Những ngành học mới này được đánh giá là sẽ đáp ứng các nhu cầu mới về nhân lực của thị trường lao động, tạo được lợi thế cạnh tranh về việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng năm nay cũng mở 16 ngành mới gồm: Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khoẻ răng miệng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện, Bất động sản, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ sinh học y dược, Tâm lý học, Quản trị sự kiện, Quan hệ công chúng, Giáo dục tiểu học và Quản lý giáo dục, đưa tổng số ngành đào tạo của trường lên con số 68. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 của trường là 4.210 chỉ tiêu.

Trường đại học Hoa Sen năm nay tăng 400 chỉ tiêu so với năm 2020 và mở thêm 11 ngành học mới là: Thương mại điện tử, Digital Marketing, Bất động sản, Kinh tế thể thao, Trí tuệ nhân tạo, Luật Kinh tế, Luật Quốc tế, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh.

Đầu năm 2021, trường đại học Kinh tế quốc dân cũng đã ký kết thoả thuận đào tạo theo nhu cầu và hợp tác với Tổng cục Quản lý thị trường. Theo PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng đại học Kinh tế quốc dân, đây là năm đầu tiên trường tiến hành đào tạo trình độ đại học cung cấp nguồn nhân lực cho lực lượng quản lý thị trường phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, trong bối cảnh thời gian qua, chưa có trường đại học nào ở Việt Nam đào tạo chính quy chuyên ngành quản lý thị trường.

Nhiều ngành học ngậm ngùi đóng cửa

Việc các trường đại học mở thêm nhiều ngành học mới là xu hướng tất yếu cho thấy sự dịch chuyển tích cực của các trường đại học “đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động thay vì ngành mà trường có”.

Tuy nhiên, trong khi nhiều ngành học mới ra đời, không ít ngành học cũ lại rơi vào tình trạng ế ẩm, không thu hút được người học. Năm 2020, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh bên cạnh việc mở thêm 3 ngành học mới là Hệ thống nhúng & IoT, Kiến trúc nội thất và Thiết kế thời trang - chương trình chất lượng cao lại phải dừng tuyển sinh 2 ngành Công nghệ vật liệu dệt may và Kỹ thuật nữ công. Đây đều là các ngành có điểm chuẩn đầu vào thấp nhất so với các ngành học khác, tuy nhiên mỗi năm chỉ thu hút được rất ít thí sinh theo học.

Theo ông Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường đại học Lâm nghiệp, từ năm 2020 trường cũng đã phải dừng tuyển sinh 7 ngành đào tạo bậc đại học gồm: Công nghệ sau thu hoạch, Khuyến nông, Công nghệ vật liệu, Thiết kế công nghiệp, Lâm học, Chăn nuôi, Kinh tế nông nghiệp, Quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình tiếng Việt) và 2 ngành đào tạo bậc sau đại học. Lý do vẫn là có ngành nhưng không có đủ người theo học. Nếu tiếp tục duy trì các ngành này trường sẽ không có đủ kinh phí để đào tạo.

Năm 2019, vì rơi vào tình cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”, trong khi ngành học chưa thể “xóa sổ” mà thí sinh trúng tuyển quá ít, trường đại học Đồng Nai đã buộc phải dùng “kỹ xảo” nâng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh. Cụ thể, 4 ngành là Sư phạm vật lý, Sư phạm sinh học, Sư phạm lịch sử và Quản lý đất đai dù đang “sắp hấp hối” nhưng vẫn có điểm trúng tuyển cao ngất ngưởng để số thí sinh ít ỏi đăng ký nguyện vọng vào các ngành này không đủ điều kiện trúng tuyển.

Làm gì đối với các ngành khó tuyển chính là câu hỏi đau đầu với không ít lãnh đạo trường đại học hiện nay.

Theo ông Trần Văn Chứ, có lẽ, cần có một quy hoạch chung, đưa các trường cùng khối ngành vào một nhóm trường như khối ngành Sư phạm, Nông-Lâm. Qua đó, các trường có thể hỗ trợ, phối hợp với nhau trong đào tạo.

Lãnh đạo một số trường đại học cũng cho rằng, thay vì để mỗi trường tự “đơn thương, độc mã”, tuyển sinh được ít thí sinh rồi lại khai tử ngành, đối với những ngành khó tuyển, các trường cùng nhóm ngành có thể hỗ trợ nhau như gửi sinh viên đến đào tạo tại một trường.

Vẫn theo ông Trần Văn Chứ, các trường đại học phải hướng tới việc đào tạo những ngành hot, có sức hấp dẫn với người học. Tuy nhiên, đối với những ngành khó tuyển nhưng xác định là quan trọng, cần tiếp tục duy trì như sư phạm, Nông-Lâm, ngành nghệ thuật truyền thống… thì Nhà nước cần có biện pháp, chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các trường để duy trì ngành.

Trung Thu

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…