Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022:

Nhiều phương án xét tuyển, giảm lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, các trường đại học đã chính thức ban hành đề án tuyển sinh. So với năm trước, phương án tuyển sinh năm 2022 của một số trường có điều chỉnh rõ rệt, tăng chỉ tiêu xét tuyển theo các phương thức khác và giảm chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Giảm dần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Năm 2022, đại học Y Hà Nội sử dụng ba phương thức để tuyển 1.170 chỉ tiêu, gồm xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp điểm thi với chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế. So với năm ngoái, lượng chỉ tiêu tăng 20. Điều chỉnh nằm ở ba ngành gồm: Răng Hàm Mặt (tăng 20), Kỹ thuật xét nghiệm y học (tăng 20), Điều dưỡng (giảm 20).

Với ngành Y khoa, tổng số đầu vào không thay đổi nhưng có sự dịch chuyển rõ rệt theo hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. 80 trong số 400 chỉ tiêu tại cơ sở Hà Nội sẽ được tuyển bằng phương thức kết hợp, gấp đôi so với năm ngoái - năm đầu tiên áp dụng phương thức này. Ngành Y khoa phân hiệu Thanh Hóa tuyển 110 em thì có 20 em được xét kết hợp. Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết hợp điểm tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ thấp hơn tối đa 3 điểm so với xét thuần bằng điểm thi.

Năm 2022, đại học Y Hà Nội tuyển 1.170 chỉ tiêu theo các phương thức xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp). Với ngành Y khoa, năm nay, trường tăng chỉ tiêu xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế lên 80 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết hợp điểm tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thấp hơn tối đa 3 điểm so với xét thuần bằng điểm thi.

Năm 2022, học viện Ngoại giao dành khoảng gần 70% chỉ tiêu để xét tuyển theo học bạ. Bên cạnh đó, các thí sinh còn được xét tuyển theo các phương thức khác như tuyển thẳng, phỏng vấn (áp dụng cho thí sinh học chương trình THPT của nước ngoài); xét học bạ và phỏng vấn (áp dụng đối với thí sinh có năng lực, thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học... hoặc đoạt giải các cuộc thi quốc tế); Chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 25%. 

Đại học Kinh tế quốc dân năm 2022, trong số 6.100 chỉ tiêu, trường dành khoảng 63% tuyển sinh theo đề án riêng. Ngoài ra là hình thức xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục, 2% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy. Chỉ tiêu xét tuyển dựa theo điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 35%. Đặc biệt, trường đã thông báo dự kiến từ năm 2023 sẽ không tuyển sinh theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT mà dành toàn bộ chỉ tiêu xét tuyển kết hợp. 

Đánh giá về xu hướng các trường giảm lệ thuộc vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học có tính chất khác nhau nên không thể chỉ sử dụng một kỳ thi để phục vụ cho hai mục đích. Theo đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa  đánh giá được năng lực toàn diện của thí sinh nên nhiều trường, nhất là đại học top đầu đã giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó là tăng các phương thức xét tuyển khác (thi, xét tuyển hồ sơ, đánh giá năng lực) để tuyển được nhiều thí sinh theo nhu cầu, mong muốn của mình. 

Theo ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Đổi mới Giáo dục phát triển Việt Nam, Bộ GD-ĐT, trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn mang theo nhiều trọng trách sẽ là tối ưu. Bộ GD-ĐT cần xây dựng Trung tâm khảo thí quốc gia trực thuộc Bộ và thành lập thêm những Trung tâm khảo thí vùng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam để hỗ trợ cho Trung tâm khảo thí Trung ương. Trung tâm khảo thí tổ chức nhiều đợt thi trong năm, có thể vào mùa xuân và mùa hè. Kết quả của các đợt thi này có thể sử dụng làm cơ sở cho các trường đại học xét tuyển đầu vào.

Nhiều phương án xét tuyển, giảm lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp - ảnh 1
Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển đại học tại các trường

Nhiều cải tiến giảm thủ tục phiền hà cho thí sinh

Năm 2022, Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ GD-ĐT sẽ có nhiều điểm mới nhằm tạo điều kiện tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo. Cụ thể:
Thứ nhất, thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT thay thế cho việc đăng ký trên phiếu. Ngoài ra, thí sinh có thể đăng ký qua hệ thống dịch vụ công quốc gia. Thời gian đăng ký xét tuyển đại học tách rời với thời gian đăng ký tốt nghiệp THPT. 

Thứ hai, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học (theo các phương thức xét tuyển) trên hệ thống sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có). Các nguyện vọng được sắp xếp từ 1 đến hết, trong đó nguyện vọng 1 là cao nhất. Hệ thống sẽ tiến hành sàng lọc để thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất, giảm thiểu tình trạng thí sinh phải lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau. 

Thứ ba, kết quả học tập THPT của thí sinh được cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh. Thí sinh không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập, giảm thủ tục hành chính cho các em. Các trường cũng có thể truy cập vào học bạ điện tử để xem xét trong quá trình tuyển sinh.

Thứ tư, đối tượng ưu tiên theo khu vực chỉ được xét cho thí sinh tốt nghiệp trong năm 2022, thí sinh các năm trước không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (ngày 7-8/7/2022), từ 22/7-20/8, thí sinh chính thức đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng (không giới hạn số lần) trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Trước ngày 2/8, các cơ sở đào tạo điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển; trước 17h ngày 17/9, công bố danh sách thí sinh trúng tuyển đợt 1; từ ngày 1/10/2022, thông báo tuyển sinh đợt bổ sung.
 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

(PNTĐ) - Thời điểm này, nhiều trường đại học đã bắt đầu triển khai thực hiện xét tuyển sớm đại học. Theo đó, nhiều học sinh dù chưa tốt nghiệp THPT nhưng đã có đủ điều kiện trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ... Tuy nhiên, nếu không cẩn thận những học sinh này cũng có thể rơi vào cảnh đỗ thành trượt.
Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

(PNTĐ) - Trong 3 ngày (20, 21, 22/3/2024), tại tỉnh Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024. Kết quả tại cuộc thi này, học sinh thành phố Hà Nội đã xuất sắc giành 2 giải Nhất, 1 giải Ba.