Nhiều trường tiểu học vẫn kiểm tra cuối kỳ bằng phương thức trực tuyến

Chia sẻ

Theo kế hoạch, đầu tháng 1 năm 2022 là tới kỳ kiểm tra cuối học kỳ 1. Trong bối cảnh học sinh tiểu học vẫn chưa thể đến trường học trực tiếp, Sở GD-ĐT Hà Nội đã cho phép các trường tùy theo diễn biến của dịch linh hoạt chọn hình thức kiểm tra đánh giá trực tiếp hoặc trực tuyến phù hợp. Tuy nhiên, phương án đang được nhiều cơ sở giáo dục chọn lựa vẫn là kiểm tra trực tuyến.

Phụ thuộc vào diễn biến của dịch

Theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến, đối với học sinh tiểu học, việc đánh giá định kỳ của các đơn vị có thể được thực hiện linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học thực tế. Nếu tại thời điểm kiểm tra định kỳ, học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục tiểu học có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD-ĐT trước khi thực hiện. Phòng GD-ĐT tổng hợp báo cáo Sở GD-ĐT Hà Nội.

Nếu diễn biến dịch bệnh tại địa phương được kiểm soát, nhà trường có thể bảo đảm các điều kiện an toàn và nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh, có sự phê duyệt của cấp quản lý trực tiếp, thì có thể tổ chức cho học sinh đến trường làm bài kiểm tra định kỳ theo hình thức trực tiếp.

Theo cô giáo Nguyễn Tuyết Sơn, Hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, học sinh được làm bài kiểm tra trực tiếp là tốt nhất. Thị trấn Chúc Sơn hiện đang được đánh giá mức độ dịch ở cấp độ 2, nếu muốn tổ chức kiểm tra đánh giá trực tiếp thì có thể chia các lớp thành các ca thi khác nhau để đảm bảo giãn cách, mỗi ca làm một đề thi.

Tuy nhiên, chỉ cần trong ca thi ghi nhận một trường hợp dương tính với Covid-19 có thể lây lan dịch hoặc làm ảnh hưởng tới rất nhiều người khác. Do đó, nhà trường cần cân nhắc chọn phương án tổ chức kiểm tra đánh giá cuối học kỳ 1 phù hợp, an toàn nhất. Hiện nay, trường tiểu học thị trấn Chúc Sơn có 1.033 học sinh, trong đó riêng khối lớp 1 là 200 em.

Tại quận Hà Đông, theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT Quận, việc quyết định hình thức kiểm tra đánh giá cuối học kỳ cần được căn cứ theo tình hình diễn biến dịch trên địa bàn. Đối với khu vực có mức độ dịch thấp có thể tổ chức thi trực tiếp. Với khu vực dịch diễn biến phức tạp có thể triển khai kiểm tra theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, nếu các địa bàn đều có nguy cơ cao thì cần kiểm tra theo hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Nhiều trường đang tìm giải pháp để đánh giá học sinh tiểu học theo hình thức trực tuyến chính xác  nhấtNhiều trường đang tìm giải pháp để đánh giá học sinh tiểu học theo hình thức trực tuyến chính xác nhất (Ảnh: Minh họa)

Tìm phương án đảm bảo công bằng trong kiểm tra trực tuyến

Dù được chọn phương án linh hoạt nhưng lãnh đạo nhiều trường vẫn cho rằng, kiểm tra định kỳ trực tuyến vẫn là thích hợp nhất trong bối cảnh dịch.

Cô Nguyễn Thị Nam, Hiệu trưởng trường tiểu học Cao Viên II, huyện Thanh Oai cho biết: Theo kế hoạch, vào cuối tháng 12, học sinh lớp 4, 5 làm bài kiểm tra đánh giá cuối kỳ một số môn như Khoa - Sử - Địa; đầu tháng 1 năm 2021, học sinh các khối kiểm tra môn Toán, tiếng Việt. Về cơ bản, các học sinh các khối lớp 2, 3, 4, 5 của trường đã quen với việc học online và kiểm tra online qua ứng dụng zoom.

Trường chỉ có khó khăn là đa phần học sinh đang phải học trực tuyến bằng điện thoại của bố mẹ nên việc sắp xếp ca thi, lịch thi phải phù hợp sau khi bố mẹ các em đi làm về. Hiện nay học sinh lớp 1, 2 đang được sắp xếp học theo khung ngoài giờ hành chính từ sau 17 giờ kết thúc trước 21h30 phút. Trước khi học sinh làm bài kiểm tra, giáo viên cũng sẽ quán triệt với cha mẹ phối hợp, không nhắc bài cho con. Học sinh nào có điểm kiểm tra bất thường so với quá trình học hàng ngày, trường sẽ bố trí để cha mẹ đưa con em đến trường làm lại bài kiểm tra trực tiếp trong điều kiện bảo đảm thực hiện giãn cách.

Cũng theo cô Nguyễn Thị Nam, đề kiểm tra sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ hơn so với kiểm tra trực tiếp. Khối lớp 1 sẽ làm bài kiểm tra môn tiếng Việt ra giấy rồi cha mẹ chụp lại gửi cho giáo viên. Môn tập đọc sẽ thực hiện đọc trực tuyến trên phần mềm zoom. Với các khối khác, học sinh sẽ trực tiếp làm bài trên google form. Năm học 2020-2021 vừa qua, đánh giá cho thấy đánh giá cuối năm theo hình thức trực tuyến cơ bản vẫn có thể đánh giá đúng 85% năng lực của học sinh.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông cũng cho biết: Khi chuyển sang thi trực tuyến, nhiều nội dung sẽ phải điều chỉnh. Với môn tiếng Việt, học sinh làm bài viết trên giấy rồi cha mẹ chụp ảnh gửi cho giáo viên. Học sinh lớp 1 vẫn có thể làm bài tập viết trước sự giám sát của cô giáo qua ứng dụng zoom. Khi thi trực tuyến, giáo viên sẽ phải chia lớp thành các nhóm nhỏ với ca thi khác nhau, chuẩn bị nhiều đề thi khác nhau.

Trong khi đó với trường tiểu học thị trấn Chúc Sơn, hiện nay, chỉ có khoảng 20% học sinh có máy tính. Đa phần học sinh học trên điện thoại cũ nên cũng không có điều kiện để sử dụng 2 camera để giám sát như với học sinh các lớp ở nội thành. Do đó, phương án của trường là yêu cầu học sinh trong quá trình làm bài sẽ bật camera, bật micro. Với học sinh lớp 1, sau khi con em làm bài xong, cha mẹ có thể trực tiếp mang bài đến trường để nộp ngay sau buổi thi. Năm học trước, sau khi kiểm tra đánh giá cuối năm học bằng hình thức trực tuyến cho thấy, tỷ lệ học sinh có điểm số bất thường rất ít. Vì vậy, trong bối cảnh dịch, hình thức này vẫn có độ tin cậy nhất định.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…