Những sai lầm khi nuôi dạy con

T.Mẫn
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cha mẹ nào cũng hết mực yêu thương, chăm sóc con cái. Nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm, cập nhật thường xuyên kiến thức về chăm sóc, nuôi dạy con… Dưới đây là những sai lầm phổ biến cha mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy con.

Không quan tâm đến trường, lớp của con

Trường học là nơi các con dành nhiều thời gian hơn bất cứ nơi nào khác ngoài gia đình. Đây cũng chính là nơi ảnh hưởng không nhỏ trong việc định hình nhân cách cho con. Nhưng nhiều cha mẹ lại dửng dưng, không quan tâm đến những gì đang diễn ra tại đó? Đôi khi vì cha mẹ bận; vì nghĩ mình không có chuyên môn sư phạm nên cứ mặc giao phó tất cả cho thầy cô; vì phụ thuộc, giao hết trách nhiệm cho ông bà nội ngoại của con (nhiều người có gia đình nội ngoại đỡ đần nên rất ít khi đưa con đi học, không biết vị trí lớp học của con ở đâu hay thậm chí không đi họp cha mẹ học sinh).

Cha mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian quan tâm con hơn, đưa con đi học, hỏi han tình hình, cảm xúc của con; trò chuyện nhiều hơn với thầy cô giáo của con để nắm bắt kịp thời tình hình của con. Nếu không thể gặp trực tiếp, thường xuyên thì hãy đều đặn liên lạc với thầy cô qua email, tin nhắn, điện thoại.

Không giúp con hiểu về trách nhiệm

Một số cha mẹ thường thưởng tiền cho con để kích thích con làm nhiều việc hơn, trong đó có việc nhà. Tuy nhiên, cha mẹ có thể đang khiến con hình thành suy nghĩ làm các việc vặt trong nhà chỉ để kiếm tiền. Thay vào đó, cha mẹ nên giúp con hiểu được trách nhiệm làm việc nhà để đỡ đần cha mẹ, góp phần vào sự phát triển chung của gia đình. Cha mẹ hãy giao cho con những việc phù hợp với từng độ tuổi như: Gấp quần áo, quét nhà, rửa bát…

Những sai lầm khi nuôi dạy con  - ảnh 1
Ảnh minh họa

Nói mà không làm

Việc hứa thưởng lẫn hứa phạt con, nếu không được thực hiện thì đều không đủ sức động viên hay răn đe. Con cái sau này cũng khó nghe lời, làm gương theo cha mẹ. Khi bạn răn đe con rằng, chúng sẽ bị phạt nếu cứ làm việc A hay việc B hoặc hứa hẹn với con đi chơi, mua đồ… thì hãy làm đến cùng. Cha mẹ hãy để con hiểu thế nào là “đã nói là làm” và phải có trách nhiệm với mọi điều mình làm, mọi lời nói mình đưa ra. Nếu cha mẹ không giữ lời, con sẽ cho rằng những gì mà cha mẹ nói không nghiêm túc, như thế sẽ khó dạy được con và con sẽ học cách thoái thác, nói dối, trì hoãn trong cuộc sống.

Cấm con thể hiện cảm xúc tiêu cực

Một số cha mẹ thường không thích khi thấy con khóc lóc, tức giận, ném đồ chơi… nên hay quát mắng lại trẻ. Tuy nhiên, thay vì quát và yêu cầu con ngừng tức giận, cha mẹ nên cố gắng tìm ra vấn đề nằm ở đâu, trấn an và giải quyết cảm xúc đang hỗn loạn, khó chịu của trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, việc quát mắng trẻ khi trẻ khóc hoặc bực tức là không tốt bởi cảm xúc tiêu cực cần phải được biểu hiện và giải tỏa. Việc của cha mẹ là đồng hành để sau những cảm xúc đó, con ngày càng tốt hơn, vui vẻ và thoải mái hơn.

Áp đặt thành công là nhờ điểm số

Rất nhiều cha mẹ tin và áp đặt lên suy nghĩ của con rằng kết quả học tập sẽ cho thấy khả năng thành công trong cuộc sống khi trưởng thành. Tuy nhiên, mặc dù giáo dục đóng vai trò quan trọng nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất để thành công. Giáo sư tâm lý Howard Gardner (Đại học Harvard, Mỹ) đã xác nhận rằng con người có 8 loại trí thông minh, trong đó chỉ số IQ ước tính khả năng tư duy logic.

Tuy nhiên, nhiều người chỉ tập trung vào trí thông minh này mà bỏ qua các loại trí thông minh khác về không gian, âm nhạc, ngôn ngữ, sự vận động. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng trí thông minh cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng giúp một người thành công. Vậy nên chỉ là chúng ta chưa tìm ra thế mạnh của con, học chưa giỏi môn này nhưng có thể giỏi môn khác, khía cạnh, lĩnh vực khác. Cha mẹ hãy đồng hành, khuyến khích, giúp con phát hiện và phát triển sở trường của con một cách hiệu quả!

Đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi của con

Một số bậc cha mẹ đang cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu, trang bị cho con những điều kiện vật chất tốt nhất và cho rằng đó là cách thể hiện tình yêu thương con Tuy nhiên, làm vậy sẽ khiến trẻ quen hưởng thụ, không cảm nhận được sự hy sinh, vất vả của bố mẹ dành cho mình. Điều quan trọng không phải là cha mẹ đáp ứng tốt nhất mà là đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của con. Việc cha mẹ chi tiêu hợp lý sẽ trở thành tấm gương tiết kiệm cho con, dạy con biết cách sử dụng tiền phù hợp.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

(PNTĐ) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh, sinh viên, cùng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần, bằng sự hỗ trợ, động viên, kết nối để cùng chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ nói chung và với ngành Giáo dục các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nói riêng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phản biện dự thảo Nghị quyết về mức thu học phí

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phản biện dự thảo Nghị quyết về mức thu học phí

(PNTĐ) - Ngày 11/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025. Dự kiến dự thảo Nghị quyết sẽ trình HĐND Thành phố khóa XVI xem xét, thông qua vào kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) của HĐND Thành phố.
Để học thêm không trở thành gánh nặng!

Để học thêm không trở thành gánh nặng!

(PNTĐ) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm. Dự thảo này sau khi được thông qua sẽ thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm. Thời hạn lấy ý kiến đến ngày 22/10/2024.