Phụ huynh, học sinh hụt hẫng

Chia sẻ

Sau 6 năm triển khai, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa chính thức thông báo dừng tuyển sinh chương trình đào tạo song bằng trung học cơ sở (THCS) từ năm học 2021-2022. Sự bất ngờ này khiến không ít phụ huynh và học sinh hụt hẫng.

Trường THCS Thanh Xuân, một trong 7 trường tham gia thí điểm Chương trình song bằng THCS.Trường THCS Thanh Xuân, một trong 7 trường tham gia thí điểm Chương trình song bằng THCS.

Gắt gao đầu vào

Năm học 2017-2018, trường THPT Chu Văn An lần đầu tiên triển khai chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và Tú tài Anh quốc (chứng chỉ A Level). Khi theo học hệ này, học sinh sẽ học chương trình THPT quốc gia Việt Nam (ban cơ bản) do Bộ GD-ĐT quy định và chương trình A Level của Cambridge (Vương quốc Anh).

Bước sang năm học 2018-2019, Hà Nội tiếp tục mở rộng chương trình song bằng tú tài ở trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại 7 trường THCS công lập là THCS Trưng Vương và Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm); THCS Cầu Giấy và Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy); THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân); THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ) và khối THCS của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Để có thể theo học chương trình Cambridge giáo dục quốc tế, học sinh phải có nền tảng tiếng Anh tốt vì các em sẽ dùng tiếng Anh để học kiến thức trên các lĩnh vực. Vì vậy, đầu vào của hệ song bằng THCS luôn gắt gao, tỷ lệ chọi lớn. Nhiều phụ huynh học sinh (PHHS) ngay từ đầu năm học lớp 5, đã phải cho con tham gia các lò luyện để có thể trúng tuyển hệ song bằng.

Lấp lửng đầu ra

Tuy nhiên, bất cập là việc đào tạo song bằng từ bậc THCS đến bậc THPT tại Hà Nội lại đang theo hướng “thắt cổ chai”. Chỉ tiêu tuyển sinh hệ song bằng của hai trường THPT Chu Văn An và THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đều đặn mỗi năm học luôn giữ ổn định 100 học sinh. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 7 trường THCS đào tạo hệ song bằng là 350 em. Trong trường hợp 100% học sinh tốt nghiệp hệ đào tạo song bằng THCS thi đỗ đầu vào hệ song bằng THPT thì cũng còn tới 250 học sinh khác “chưa có chỗ học”. Chưa kể, học sinh học hệ song bằng THCS còn phải cạnh tranh với học sinh trên toàn thành phố vì HS có nguyện vọng theo học hệ song bằng THPT không nhất thiết phải tốt nghiệp hệ song bằng THCS.

Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, nếu không học tại các trường THPT đào tạo song bằng, học sinh vẫn còn nhiều cơ hội học tại các loại hình trường khác. Song, nói như vậy đâu dễ. Một trong những điểm được cho là ưu việt của hệ đào tạo song bằng tại các trường công lập chính là học sinh chỉ phải đóng một mức học phí thấp hơn nhiều so với mức đóng góp tại các trường quốc tế, ngoài công lập có đào tạo “song bằng”. Chẳng hạn mức học phí chương trình Cambridge tại THPT Chu Văn An khoảng trên 7 triệu đồng/tháng. Khóa học kéo dài 24 tháng với tổng học phí khoảng 180 triệu đồng cho tới khi lấy được chứng chỉ A Level. Trong khi đó, nếu theo học tại các trường quốc tế, trường ngoài công lập đang dạy chương trình này thì học phí có thể cao gấp 2-4 lần. Với cấp THCS, học phí hệ song bằng dao động khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Trong khi lời giải về đầu ra cho học sinh tốt nghiệp hệ song bằng THCS còn chưa thỏa đáng thì vừa qua, thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội chính thức thông báo dừng đào tạo tuyển sinh hệ song bằng năm học 2021-2022 khiến không ít PHHS “sốc” nặng. Lý do mà Sở đưa ra là Đề án thí điểm đã kết thúc. Sở này sẽ tổ chức đánh giá lại việc triển khai Đề án, trên cơ sở đó sẽ tham mưu UBND thành phố, Bộ GD-ĐT về kế hoạch triển khai Đề án trong thời gian tiếp theo.

Một lần nữa, PHHS lại đặt câu hỏi, nếu việc dừng tuyển sinh được thực hiện theo lộ trình thì tại sao, Sở GD-ĐT Hà Nội không thông báo sớm để đông đảo học sinh, PHHS được biết. Chỉ mới cách đây ít ngày, tại văn bản số 1199/SGDĐT-QLT ngày 13/4/2021 hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 - 2022, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 hệ song bằng. Đã có biết bao gia đình tin tưởng, chuẩn bị cho con thi vào chương trình song bằng để rồi khi chỉ còn cách ngày tuyển sinh chưa đầy 1 tháng thì “đứt gánh giữa đường”. Một chương trình được cho là có nhiều ưu việt, nhưng đáng tiếc cũng để lại không ít hoang mang, tâm tư cho PHHS.

Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

(PNTĐ) - Để chuẩn bị triển khai công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Sở  Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng tờ trình UBND thành phố Hà Nội về phương án thi và được UBND Thành phố chấp thuận. Theo đó, năm học 2024-2025, Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập với ba môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

Để không rơi vào cảnh đỗ thành trượt

(PNTĐ) - Thời điểm này, nhiều trường đại học đã bắt đầu triển khai thực hiện xét tuyển sớm đại học. Theo đó, nhiều học sinh dù chưa tốt nghiệp THPT nhưng đã có đủ điều kiện trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển sớm bằng học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ... Tuy nhiên, nếu không cẩn thận những học sinh này cũng có thể rơi vào cảnh đỗ thành trượt.
Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Học sinh Hà Nội giành 2 giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

(PNTĐ) - Trong 3 ngày (20, 21, 22/3/2024), tại tỉnh Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024. Kết quả tại cuộc thi này, học sinh thành phố Hà Nội đã xuất sắc giành 2 giải Nhất, 1 giải Ba.