Sinh viên chật vật với đầu ra ngoại ngữ

NGUYỄN MAI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Với quy định người có bằng đại học phải đạt năng lực ngoại ngữ tương đương trình độ B1 theo khung châu Âu, nếu sinh viên không học tốt ngoại ngữ từ những năm đầu tiên sẽ rơi vào tình trạng “trở tay không kịp” khi tốt nghiệp.

Sinh viên chật vật với đầu ra ngoại ngữ - ảnh 1
Thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Ảnh minh họa (nguồn: Int)

Nỗi lo không thể tốt nghiệp vì nợ chứng chỉ ngoại ngữ
Chuẩn đầu ra ngoại ngữ, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) được xác định theo khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành từ năm 2016. Trong đó, người có bằng đại học phải đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ B1 theo khung châu Âu. Các ngoại ngữ đang được áp dụng hiện nay là tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Nga. B1 là mức tối thiểu được đa số đại học dùng để xét đầu ra ngoại ngữ. Tuy nhiên, tùy từng trường sẽ có những yêu cầu khác nhau.

Chẳng hạn, đối với ĐH Quốc gia Hà Nội, chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ của sinh viên áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gọi tắt là chứng chỉ VSTEP). Đối với các chương trình đào tạo chuẩn, ngành chính - ngành phụ, song ngành, chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ của sinh viên phải tương đương trình độ bậc 3 của chứng chỉ VSTEP. 

Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, chương trình đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài do Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội cấp bằng; chương trình đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài do đối tác nước ngoài và ĐH Quốc gia Hà Nội cùng cấp bằng quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 của chứng chỉ VSTEP.

Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên được nhận đồ án tốt nghiệp phải có chứng chỉ TOEIC 500 hoặc tương đương. Học viện Ngoại giao yêu cầu chứng chỉ IELTS 6.0-6.5 với hệ đào tạo chuẩn, 6.5-7.0 với hệ đào tạo chất lượng cao hoặc tương đương. Đại học Kinh tế Quốc dân yêu cầu chuẩn đầu ra 5.5-6.5 IELTS hoặc tương tương. 

Hiện nay với yêu cầu chuẩn đầu ra ngoại ngữ từ các trường đại học đã xảy ra tình trạng nhiều sinh viên không thể tốt nghiệp đúng hạn do còn “nợ” lại môn ngoại ngữ. 

Dù bạn bè trong lớp đã tốt nghiệp ra trường năm 2021 nhưng Nguyễn V.A (sinh viên trường ĐH Thương mại) vẫn còn “ở lại” do vẫn còn nợ chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh. Do học lực yếu trong môn ngoại ngữ nên dù tham gia thi vài lần V.A vẫn chưa đủ điểm đạt để có chứng chỉ. Hiện nay, V.A đang gấp rút luyện thi để mong thi đạt được chứng chỉ tốt nghiệp trong năm nay.  

Ôm nỗi lo không thể tốt nghiệp đúng hạn vì chứng chỉ ngoại ngữ, hằng tuần, Phương Mai, sinh viên năm 2 khoa Quản trị chất lượng giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) dành 2 buổi học tiếng Anh với gia sư. Phương Mai bị mất gốc tiếng Anh từ năm học phổ thông. Sau khi vượt qua được “cửa ải” kỳ thi tốt nghiệp THPT, em đã không chú ý nhiều đến môn học này. Đến giờ, em phải thuê riêng gia sư dạy kèm, vì sợ sẽ không đạt được chứng chỉ, ra trường. 
“Dù là học 1-1, nhưng em vẫn cảm thấy rất khó tiếp thu. Em lo lắm, chỉ sợ sẽ không tốt nghiệp được vì môn ngoại ngữ”- Phương Mai chia sẻ.

Nhiều sinh viên gặp khó khăn do chủ quan
Trao đổi với PV, PGS.TS Phạm Văn Thuần, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, ngày 24/2 vừa qua, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có cuộc họp về việc triển khai hoạt động dạy học ngoại ngữ cho sinh viên theo quy chế đào tạo mới của đơn vị này. Theo đó, sinh viên vẫn buộc phải đạt 5 tín chỉ học phần ngoại ngữ cơ bản. 

Theo ông Thuần, chuẩn đầu ra ngoại ngữ gây khó khăn đối với một số sinh viên, có thể xuất phát từ nhiều lý do. Trong đó, có lý do khách quan. Cụ thể, trong giai đoạn Covid-19 không có nơi tổ chức thi chứng chỉ. Trong khi, ĐH Quốc gia Hà Nội lại yêu cầu phải có chứng chỉ, nên nhiều sinh viên đã gặp khó với quy định này.

Tuy nhiên, khó khăn cũng bắt nguồn từ chính sinh viên, nhiều em chủ quan không chú ý học từ những năm đầu tiên, khiến kiến thức “rơi rụng”. “Đến khi ra trường thì các em “trở tay không kịp”- ông Thuần cho hay. 

Ông Thuần cho biết, theo quy chế của ĐH Quốc gia Hà Nội đối với chuẩn đầu ra ngoại ngữ như hiện nay, các em phải vào cuộc, học ngay từ những năm đầu tiên. Ngày nay, ngoại ngữ rất quan trọng. Không phải chỉ là một chứng chỉ để có thể tốt nghiệp, ra trường, mà các em phải dùng được ngoại ngữ trong công việc chuyên môn của mình và phát triển nghề nghiệp sau này.  Hiện nay, có rất nhiều con đường để các em nâng cao năng lực ngoại ngữ, không nhất thiết phải tới trường, tùy điều kiện, hoàn cảnh để các em có thể trau dồi, miễn là có quyết tâm.

“Tôi vẫn khuyên sinh viên, ngay từ khi vào đại học, các em phải nghĩ tới việc học ngoại ngữ. Đối với ngoại ngữ cơ bản, các em cố gắng hoàn thành trong năm thứ 2. Đối với những sinh viên có ngoại ngữ tốt rồi, thì phải có hướng học ngoại ngữ chuyên ngành, sau này ra trường sẽ phát triển tốt nghề nghiệp. Đặc biệt, với sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, ngoại ngữ phải là thế mạnh”- ông Thuần cho hay.

Ông Thuần cho biết, hiện nhà trường cũng đang tích cực tìm kiếm những giải pháp, xử lý việc sinh viên yếu về ngoại ngữ. Nhà trường đã thành lập những câu lạc bộ, giao cho đoàn trường tổ chức. Theo đó, những sinh viên giỏi tiếng Anh sẽ hỗ trợ những sinh viên kém hơn, nhất là đối với những sinh viên ở nông thôn, miền núi, việc học tiếng Anh đối với các em khá khó khăn, chuẩn ngoại ngữ B1 đối với các em cũng khá cao. Ở câu lạc bộ, các em sẽ được hỗ trợ từ việc tự huấn luyện, chia sẻ với nhau.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…