Thành phố Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn quy định về dạy thêm, học thêm

BẢO NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 17/2, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh ký văn bản ban hành hướng dẫn triển khai Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, trong văn bản gửi trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, hiệu trưởng các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, các trung tâm GDTX, giáo dục nghề nghiệp, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện những nội dung cụ thể như sau:

- Tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về Thông tư số 29/2024 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm.

Quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT TP Hồ Chí Minh thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm; có kế hoạch kiểm tra, rà soát; kiên quyết không để xảy ra việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định trong và ngoài nhà trường.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai Chương trình GDPT 2018 đảm bảo chất lượng. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ phải phù hợp với Chương trình GDPT 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.

Tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; xác định đây là trách nhiệm của các nhà trường để giúp học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt theo từng môn học của từng khối lớp theo quy định của Chương trình GDPT 2018.

Kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 29.

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn quy định về dạy thêm, học thêm - ảnh 1
TP Hồ Chí Minh quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT Thành phố thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm.

Riêng đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và quận/huyện, sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh lưu ý cần chú trọng công tác quán triệt đến các trường tiểu học về việc tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học. Chỉ đạo các nhà trường điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 2 buổi/ngày đúng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng cường, bổ sung các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động phát triển năng khiếu (nghệ thuật, thể dục thể thao...), rèn luyện kỹ năng sống, đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương và thời gian đưa đón của cha mẹ học sinh.

Có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các trường hợp vi phạm quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn…

TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương sớm ban hành hướng dẫn thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm sau khi Thông tư 19 có hiệu lực từ ngày 14/2.

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.