Thế giới mở ra từ “ngôi nhà di động”

Chia sẻ

Với mong muốn giúp 2 con trải nghiệm cuộc sống, cặp vợ chồng 8x Lương Lam Sơn và Trần Thu Thảo, Hà Nội đã có sáng kiến cải tạo xe ô tô thành ngôi nhà di động và cùng nhau dong duổi trên đường. Đến nay, gia đình Thảo đã thực hiện được khoảng 20 chuyến trải nghiệm như thế.

Cả nhà chị Trần Thu Thảo trên chiếc xe di độngCả nhà chị Trần Thu Thảo trên chiếc xe di động

Hai con của Thảo là bé Kem, năm nay 6 tuổi và Kay, 4 tuổi. Khi dịch Covid-19 bùng phát cách đây 2 năm, thấy các con chỉ ở nhà quanh quẩn với tivi, điện thoại, hai vợ chồng quyết định cải tạo chiếc xe du lịch thành nhà để đưa các con đi khám phá thiên nhiên, rèn luyện kỹ năng sống nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch và hạn chế tiếp xúc với người lạ. Thế là chiếc xe du lịch 16 chỗ của gia đình đã được hạ tải, lắp vách ngăn kiên giữa khoang lái với khoang hàng, các cửa kính trên xe cũng đều được lắp song sắt để bảo vệ. Anh Sơn cho biết, cải tạo một chiếc xe thành nhà cũng giống như xây mới một ngôi nhà vậy.

Đầu tiên là lên ý tưởng, sau đó thiết kế, đo đạc 1 cách chính xác để khi sắp xếp nội thất trong 1 không gian hẹp sẽ đảm bảo không bị thừa hay thiếu 1 chi tiết nào đó. Sau đó, hai vợ chồng đã tìm và đặt mua các thiết bị chuyên dụng cho xe nhà di động trên mạng. Do nhà di động có không gian nhỏ nên đồ nội thất phải có càng nhiều công năng càng tốt. Chẳng hạn, chiếc giường khi cần có thể gấp gọn thành sofa hoặc là nơi để cả nhà ăn cơm khi ngoài trời có mưa.

Những chuyến đi đã đem tới cho hai bé Kem, Kay nhiều trải nghiệm tuyệt vờiNhững chuyến đi đã đem tới cho hai bé Kem, Kay nhiều trải nghiệm tuyệt vời

Chuyến đi đầu tiên của gia đình trên nhà di động là tới hồ Đồng Mô. Do lần đầu tiên đi du lịch, cả nhà quyết định chọn 1 địa điểm gần chỉ cách Hà Nội khoảng 1 tiếng đi xe. Đây là địa điểm có thu phí nên cũng sẽ an toàn hơn vì có bảo vệ túc trực 24/24h. “Sau một ngày được thoát khỏi 4 bức tường, đêm đầu tiên vợ con ngủ say, mỗi mình là mất ngủ vì lo cho sự an toàn của gia đình”, anh Sơn nhớ lại. Nhưng rồi mọi việc đều diễn ra an toàn. Sau đó, qua 2,3 chuyến đi kế tiếp, sự lo lắng, bỡ ngỡ dần tiêu tan.

Anh Sơn kể, anh ấn tượng nhất với chuyến đi dài 4 ngày khám phá rừng Cúc Phương và biển Tiên Trang ở Thanh Hoá. Trong đó, chuyến vào rừng Cúc Phương,  được cả nhà gọi là trải nghiệm thử thách không internet, không điện thoại vì trong sâu trong rừng hoàn toàn không có sóng điện thoại. Thời điểm đó, Cúc Phương đang là mùa bươm bướm nên khung cảnh rất đẹp và lãng  mạn. Vào ban đêm, đâu Buổi đêm cắm trại, cả nhà lại được ngắm những đàn đom đóm lấp lánh bay. Lần đầu được nhìn thấy đom đóm, Kem và Kay thích mê.

Sau khi khám phá rừng Cúc Phương, cả nhà lại tới với biển Tiên Trang cách đó khoảng 3 tiếng lái xe. Ở đây gia đình gặp phải sự cố lún cát vì cắm trại ở sát biển. Tuy nhiên sáng hôm sau, với sự trợ giúp của 10 người dân địa phương, chiếc xe đã được “giải cứu” thành công. Nhưng cũng nhờ sự cố ấy mà cả nhà đã có cơ hội làm quen với những người dân miền biển hiếu khách, thân thiện.

Thế giới đang mở ra với hai bé từ "ngôi nhà di động"Thế giới đang mở ra với hai bé từ "ngôi nhà di động"

Những chuyến đi như thế đã giúp hai bé Kem, Kay học được rất nhiều kĩ năng cũng như các thói quen tốt. Kem và Kay hiện đã biết cách mắc lều cắm trại, kiếm củi và dùng lửa để sửa ấm vào mùa đông. Ngoài ra do tiếp xúc với nhiều bạn bè nên con cũng học được cách giao tiếp, sự tự tin khi đến các vùng đất mới.

Thời gian đầu, các bé còn sợ cả côn trùng, bùn đất… nhưng khi đã dần làm quen với môi trường mới, các bé đều rất thích và không còn sợ nữa. Bên cạnh đó, do việc phải sinh hoạt trên 1 diện tích nhỏ chỉ khoảng 6m2 nên các bé sẽ phải học thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Sau mỗi chuyến đi Kem, Kay còn có ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Các bé thường được bố mẹ trang bị túi để tự đi thu gom rác không chỉ do gia đình thải ra mà còn rác xung quanh khu vực dừng chân của gia đình.

Còn với anh Sơn, chị Thảo, việc dành thời gian nhiều bên con trong chuyến đi, gác lại công việc mưu sinh bận rộn đã giúp cho tình  cảm của bố mẹ với các con thêm gắn kết. Vợ chồng anh Sơn cũng có thể biết được điểm mạnh, yếu của con để kịp thời bù đắp hay khắc phục, tập luyện để phát huy hết khả năng của mình.

Thường trong các chuyến đi, chị Thảo là người chuẩn bị hậu cần, tính toán mua đủ lượng thức ăn tùy vào chuyến đi dài hay ngắn rồi bỏ vào tủ lạnh trên xe. Chị cũng đảm nhiệm nấu bếp chính và phân công từng thành viên phụ giúp. Anh Sơn sẽ là người chịu trách nhiệm việc đốt than, chuẩn bị nước nấu, chụp ảnh cho gia đình; hai bé Kem và Kay sẽ nhặt, rửa rau, hoa quả.

Chị Thảo cho biết, khi ra ngoài thiên nhiên hoang dã, mọi thứ có thể xảy ra và nhiều khi chúng đến rất nhanh mà bố mẹ không kịp làm gì . Vì vậy, để đảm bảo chuyến đi thành công, việc đầu tiên là các gia đình cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng khi cần thiết để sẵn sàng xử lý sự cố có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cần lập phương án đảm bảo an toàn khi ngủ trong lều hoặc trên xe.

Hiện nay, vợ chồng anh Sơn đang ấp ủ 1 kế hoạch thực hiện 1 chuyến xuyên Việt đầu tiên của các bạn nhỏ để khám phá đất nước Việt Nam tươi đẹp. Tuy nhiên, vì dịch mà chuyến đi chưa thực hiện được. Vì vậy cả nhà mình chỉ có 1 ước muốn cho dịch bệnh sớm qua đi, cuộc sống trở lại bình thường để gia đình có thể thực hiện 1 chuyến đi trọn vẹn.

Riêng dịp Tết, do trong năm đã “dịch chuyển” nhiều nên anh chị xác định đây là dịp đặc biệt để ở nhà sum họp bên đại gia đình.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục