Thiếu giáo viên ngoại ngữ, tin học khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

TRUNG THU
Chia sẻ

(PNTĐ) -Hiện cả nước thiếu khoảng 100.000 giáo viên mầm non, phổ thông; thiếu giáo viên một số môn học khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như môn tiếng Anh, Tin học đối với cấp tiểu học và môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT.

Thiếu giáo viên ngoại ngữ, tin học khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới - ảnh 1
Thí sinh đăng ký thi tuyển viên chức ngành giáo dục
  Ảnh: Int

Đó là thông tin trong báo cáo về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục năm 2022 của Bộ GD-ĐT trình Quốc hội.

Cũng liên quan đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT thừa nhận việc bố trí giáo viên các môn học còn thiếu như tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp còn nhiều bất cập. Nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch.

Liên quan đến nguồn lực giáo viên, trong khi giáo viên thiếu thì lại có tình trạng giáo viên bỏ nghề, chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn còn hạn chế.

Vì vậy, giải pháp được Bộ GD-ĐT đặt ra trong thời gian tới là bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện kịp thời và đầy đủ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo; dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch dài hạn để thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng, bảo đảm đủ cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt, bố trí đủ giáo viên dạy các môn Ngoại ngữ và Tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 3.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.