Trường Đại học Thăng Long tuyển 3.000 chỉ tiêu năm 2025

HẠ THI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm 2025, Trường Đại học Thăng Long tuyển 3.000 chỉ tiêu, với 24 ngành đào tạo, sử dụng 5 phương thức xét tuyển.

Cụ thể, Trường Đại học Thăng Long áp dụng 5 phương thức tuyển sinh gồm:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa theo Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Phương thức này áp dụng với tất cả các ngành, trừ ngành thanh nhạc, thiết kế đồ họa. Nhà trường sẽ xét tuyển những thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT và Trường ĐH Thăng Long quy định.

Trường Đại học Thăng Long tuyển 3.000 chỉ tiêu năm 2025 - ảnh 1
Trường Đại học Thăng Long tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học năm 2025 tại Hà Nội.

Phương thức 2: Xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế còn hạn sử dụng. Phương thức này áp dụng với tất cả các ngành, trừ ngành thanh nhạc, thiết kế đồ họa.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa theo kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy còn hạn sử dụng. Phương thức này áp dụng với tất cả các ngành, trừ ngành thanh nhạc, thiết kế đồ họa, điều dưỡng.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ THPT). Phương thức này áp dụng cho ngành Điều dưỡng. Điều kiện là, thí sinh có học lực cấp THPT đạt loại Khá hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 6.5 trở lên.

Ngoài ra, thí sinh không có đầu điểm nào dưới 5.0, hạnh kiểm lớp 12 đạt loại Khá trở lên; có kết quả học tập trung bình các lớp 10, lớp 11 và lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu từ 19.5/30 điểm trở lên.

Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT (học bạ) và điểm thi năng khiếu. Phương thức này áp dụng với ngành thiết kế đồ họa, thanh nhạc.

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.