Trường THPT công lập: Chỉ đủ chỗ cho 62% học sinh tốt nghiệp THCS

Chia sẻ

PNTĐ-Năm nay sẽ chỉ tuyển khoảng 62% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT công lập.

 
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 -2020 của Hà Nội diễn ra từ ngày 2-5/6.
 
Năm nay, lớp 10 THPT công lập năm học 2019 -2020 trên địa bàn sẽ tuyển sinh 67.235 học sinh. Như vậy, với chỉ tiêu này, năm nay sẽ chỉ tuyển khoảng 62% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT công lập. Gần 40%  học sinh còn lại sẽ vào các trường ngoài công lập, học nghề, học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên…
 
Sở GD - ĐT Hà Nội chia 12 khu vực tuyển sinh, mỗi khu vực có 2-3 đơn vị quận, huyện thuộc địa bàn giáp ranh. Học sinh được đăng ký 2 NV vào cùng một khu vực tuyển sinh. Hộ khẩu thường trú ở đâu thì đăng ký tại khu vực đó.
 
Sự cạnh tranh giành suất vào học tại trường THPT công lập đã đẩy kỳ thi tuyển sinh  hàng năm này trở nên cam go, căng thẳng, thậm chí được cho là hơn cả kỳ thi tuyển sinh vào ĐH. 
 
Năm học 2019 - 2020, Hà Nội có 101.453 học sinh dự xét tốt nghiệp THCS; trong đó dự kiến khoảng 90.000 học sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Đây là năm học đầu tiên điểm thi là căn cứ duy nhất để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập. Về môn thi, thay vì có 2 môn là Ngữ văn và Toán, năm nay có 4 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử.
 
Đối với các THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập, Sở GD-ĐT áp dụng phương án “mở”. Đó là các trường được tự chọn theo 2  phương thức: hoặc xét tuyển căn cứ trên điểm xét tuyển của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020 do Sở GD-ĐT tổ chức; hoặc dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS. Nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
 
 
P.V

Tin cùng chuyên mục

Hướng nghiệp sớm: Đúng, nhưng phải trúng!

Hướng nghiệp sớm: Đúng, nhưng phải trúng!

(PNTĐ) - Việc chọn đúng ngành nghề rất quan trọng, vì vậy công tác hướng nghiệp cần được làm từ sớm và có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, việc hướng nghiệp mới chỉ ở hình thức, chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu mong muốn của học sinh.