Tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021-2022: Đối tượng nào được tuyển thẳng?

Chia sẻ

Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn Thành phố năm học 2021-2021 sẽ có 4 đối tượng trong diện tuyển thẳng.

Có 4 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022Có 4 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022

Đó là:

Đối tượng thứ nhất: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT của trường phổ thông dân tộc nội trú.

Đối tượng thứ 2 là học sinh người dân tộc ít người (thuộc một trong các dân tộc sau: La Ha, La Hủ, Pà Thèn, Chứt, Lự, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Ngái, Si La, Pú Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu).

Đối tượng thứ 3 là học sinh khuyết tật. Học sinh khuyết tật bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng không bình thường khiến lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn sẽ được tuyển thẳng.

Đối tượng thứ 4 là học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT theo quy định tại Công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH ngày 07/12/2017 của Bộ GDĐT về việc tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018 và Công văn số 2216/BGDĐT-GDTrH ngày 23/5/2019 của Bộ GDĐT về việc quy định đối tượng tuyển thẳng học sinh vào THPT.

Sở GD-ĐT lưu ý, học sinh khuyết tật phải nộp bản sao hợp lệ Giấy xác nhận khuyết tật do Chủ tịch UBND cấp xã cấp cho cơ sở giáo dục khi làm hồ sơ đăng ký tuyển thẳng. Học sinh chỉ được tuyển thẳng vào một trường THPT là trường THPT công lập trong KVTS nơi học sinh hoặc bố, mẹ của học sinh có HKTT. Nếu có nguyện vọng tuyển thẳng vào các trường THPT công lập TCTC hoặc trường THPT ngoài công lập, học sinh phải liên hệ và đăng ký trực tiếp với trường

Trường hợp học sinh đủ điều kiện tuyển thẳng mà không có NV tuyển thẳng thì phải tham gia thi tuyển vào ngày 10, 11/6/2021 để dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.