Làm giàu từ giun quế

Chi Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau 20 năm khởi nghiệp làm giàu từ loài giun quế, bà Nguyễn Thị Liên (xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) giờ đây không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi, mà còn giúp đỡ các gia đình khó khăn, góp nhiều sáng kiến cho cộng đồng. Ngược dòng thời gian, bà từng là nữ quân nhân và khởi nghiệp khi đã… nghỉ hưu.

Ban đầu khi bắt tay khởi nghiệp, bà Liên chỉ thuần túy trồng các loại rau sạch trong vườn nhà để gia đình ăn và mang tặng người thân, hàng xóm. Nhưng thấy làm nông nghiệp sạch như vậy thì đơn giản quá, bà quyết tâm tìm hiểu các mô hình nông nghiệp sạch về chăn nuôi và nghĩ lớn đến làm trang trại.

Một ngày tình cờ, bà Liên biết đến công hiệu của giun quế nhờ chương trình “Bạn của nhà nông” trên truyền hình. Rồi bà xem thêm sách báo, đọc thêm tài liệu về kỹ thuật nuôi giun quế. Không những đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, giun quế còn có tác dụng trong y học và bảo vệ môi trường.

Thức ăn để nuôi giun lại từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản như bã nấm, phân gia súc, rau củ quả hỏng, rác thải sinh hoạt... vừa dễ kiếm vừa có thể xử lý hiệu quả nhiều rác thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, giun quế làm thức ăn chăn nuôi sẽ giúp vật nuôi gần như không nhiễm bệnh, chất lượng thịt tốt, có thể bán được giá cao ra thị trường. Nhận thấy được công dụng của giun quế trong nông nghiệp, bà Liên đã quyết định đầu tư cơ sở vật chất để thành lập trang trại giun quế GHT.   

Làm giàu từ giun quế - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Liên (người mặc áo dài), Chủ Trang trại giun quế GHT giới thiệu sản phẩm thịt lợn giun quế.

Bà Liên quyết định bán nhà ở huyện Đông Anh và mua đất làm trang trại nuôi giun quế tại huyện Sóc Sơn với diện tích ban đầu 1.300m2, hiện nay là 2.000m2. Là người tiên phong nuôi giun quế ở đất Sóc Sơn nhưng bà Liên lại gặp khó trong tìm đầu ra. Thế là bà Liên đầu tư thêm 1 chuồng lợn 30 con, 1 đàn gà 100 con và xây dựng mô hình trang trại nuôi lợn sạch với thức ăn là giun quế.

Hai trang trại tạo ra một vòng tuần hoàn: Giun quế cho lợn ăn – phân lợn nuôi giun quế - phân giun mang bón cây trồng. Một công nghệ nuôi lợn mới ra đời. Mỗi con lợn chỉ cần 100g giun quế mỗi ngày là đủ lượng protein và kháng sinh tự nhiên để tăng cường sức đề kháng. Giun sau khi chế biến trộn với cám gạo hoặc bắp nghiền, đậu nành, bã bia… được nấu chín trong nồi hơi để làm thức ăn hằng ngày cho đàn lợn. Bà Liên cũng chỉ phải cho lợn ăn ngày 2 bữa, vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa tiết kiệm công sức lẫn thức ăn đầu vào.

Trại giun quế GHT hình thành và phát triển trong hơn 20 năm qua luôn thực hiện theo tiêu chí “3 không” gồm: Không cám công nghiệp - không kích nạc - không tồn dư kháng sinh, và “3 có” gồm: Nấu cám chín - protein từ giun quế - nghe nhạc và tắm nắng. Nhờ quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ, thịt lợn tươi và các sản phẩm từ thịt lợn của trang trại GHT luôn được đánh giá là an toàn, thơm ngon và có giá trị khác biệt, bảo đảm rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ và được thị trường đón nhận tích cực.

Từ khi thành lập trang trại GHT hàng chục năm trước, bà luôn hướng tới việc sản xuất ra những mặt hàng rõ nguồn gốc, xuất xứ để được người tiêu dùng đón nhận.

Mấy năm trước, bà Liên biết đến phương pháp xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh bản địa (IMO). Thấy hiệu quả mà an toàn, bà bắt tay vào điều chế sinh phẩm IMO để xử lý tất cả rác thải sinh hoạt trong nhà, loại bỏ mùi hôi từ rác và đã đem lại thành công bước đầu. Những năm gần đây, nhất là từ khi đảm nhiệm vai trò chuyên gia nông nghiệp, bà như con thoi giữa Sóc Sơn với các huyện của Hà Nội, rồi các tỉnh, thậm chí là miền núi, để hướng dẫn chị em cách làm chế phẩm sinh học để xử lý rác, làm thuốc trừ sâu, canh tác không hóa chất… 

Nhãn hiệu “Giun quế GHT” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp quyết định bảo hộ năm 2017; thịt lợn GHT và Xúc xích GHT đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao 2022 của thành phố Hà Nội. Cá nhân bà Nguyễn Thị Liên cũng được nhận nhiều Bằng khen của các cấp Trung ương và Thành phố nhờ tinh thần khởi nghiệp không ngơi nghỉ và luôn cống hiến cho cộng đồng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những nữ lương y người Dao gìn giữ nghề thuốc nam truyền thống

Những nữ lương y người Dao gìn giữ nghề thuốc nam truyền thống

(PNTĐ) - Ba Vì là huyện nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nguồn dược liệu vô cùng quý hiếm với số lượng lớn. Khu vực núi Ba Vì sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu. Cũng tại đây, đồng bào dân tộc Dao, Mường đã bảo tồn, phát triển nghề thuốc Nam từ nhiều đời. Một điều đặc biệt, những kinh nghiệm về thuốc Nam ở Ba Vì thường được truyền cho những người thân trong gia đình, chủ yếu là phụ nữ.
Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

(PNTĐ) - Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào DTTS&MN tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Trong số đó, chị Nguyễn Thị Hường, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất đã vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển được mô hình mây tre đan.
Chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu trong công tác Hội

Chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu trong công tác Hội

(PNTĐ) - Bà Lê Thị Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Tổ dân phố số 5 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy là người cán bộ Hội tiêu biểu được bà con trong tổ dân phố yêu quý. Ở bà Thúy có sự nhiệt tình, tận tâm cho phong trào phụ nữ, nhất là trong công tác vệ sinh môi trường.
Lấy ý kiến cán bộ, hội viên phụ nữ về danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024

Lấy ý kiến cán bộ, hội viên phụ nữ về danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024

(PNTĐ) - Hội đồng thi đua khen thưởng Hội LHPN Hà Nội xin ý kiến cán bộ, hội viên phụ nữ về danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024. Các danh sách và tóm tắt thành tích 10 cá nhân dự kiến đề xuất tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024 cụ thể như sau. Mọi ý kiến phản hồi gửi về Văn phòng Hội LHPN Hà Nội theo địa chỉ số 7 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy Hà Nội trước ngày 20/9/2024.