Tấm gương của một phụ nữ Mường

Bài và ảnh: Chi Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào DTTS&MN tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Trong số đó, chị Nguyễn Thị Hường, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất đã vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển được mô hình mây tre đan.

Chị Nguyễn Thị Hường, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất chia sẻ, trước đây, chị luôn sống trong cảm giác bất an, lo lắng. Một mình nuôi 2 con, chị luôn thấy thua kém mọi người, không biết phải xoay xở thế nào để chăm lo cho các con đang tuổi ăn, tuổi học.

Được cán bộ Hội LHPN xã Tiến Xuân giúp đỡ hỗ trợ cho vay vốn và học nghề mây giang đan cộng với tinh thần chịu khó học hỏi, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, chị Hường đã phát triển được mô hình mây giang đan.

Khi đã thành thạo các thao tác làm ra sản phẩm, chị Hường nhận hàng về nhà gia công để chủ động việc đồng áng, chăm sóc các con mà vẫn có thêm thu nhập. Thấy công việc của chị Hường phù hợp với mình nên nhiều chị em cùng thôn, cùng xã cũng lấy hàng từ chỗ chị Hường về làm.

Nhiều năm kiên trì tự học, tự làm, vừa cáng đáng gia đình, đôi tay chị Hường ngày càng mềm mại, uyển chuyển theo từng sợi nan. Thành quả của biết bao nhiêu đêm cần mẫn đã đổi lại, chị Hường đã hoàn toàn chủ động được trong công việc. Chị không phải đợi công ty chở từng xe nguyên liệu đến khoán sản phẩm mà chủ động tìm nguồn nguyên liệu phù hợp, sơ chế nguyên liệu, cập nhật mẫu hàng mới công ty gửi về qua ứng dụng zalo để ra mẫu, sản xuất. Vui hơn cả là chị còn tạo được việc làm cho nhiều chị em phụ nữ ở địa phương lúc nông nhàn.Bởi chị hiểu rõ hơn ai hết, nếu chỉ trông vào nghề nông, cuộc sống thực sự sẽ rất khó khăn.

“Đến nay, tôi không chỉ giúp chính bản thân mình khỏi cảnh thiếu trước, hụt sau, cải thiện cuộc sống, lo cho các con mà còn duy trì việc làm cho 35 đến 50 công nhân với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng. Trừ chi phí tôi thu về được chừng 300 triệu đồng/năm”, chị Hường phấn khởi nói.

Tấm gương của một phụ nữ Mường  - ảnh 1
Chị Nguyễn Thị Hường giới thiệu sản phẩm lồng đèn đã hoàn thiện.

Không chỉ những chị em phụ nữ trong xã, nghề mây giang đan của chị Hường còn thu hút đông đảo bà con trong vùng. Từ các xã Yên Bình, Yên Trung (huyện Thạch Thất), Đông Xuân (huyện Quốc Oai)... đều có hàng trăm lao động khoán việc đến nhận hàng từ chị về để sản xuất.

Không chỉ sáng tạo, năng nổ làm kinh tế, chị Hường còn tích cực với các hoạt động của địa phương. Ngày ngày tiếp xúc, gần gũi với chị em trong công việc, chị tích cực giúp đỡ, động viên, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Nhìn vào tấm gương của chị, chị em trong vùng có thêm động lực cố gắng, thi đua làm kinh tế để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần xây dựng địa phương.

Tiến Xuân là xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Thạch Thất, Hà Nội. Thời gian qua, nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc Mường nơi đây đã tích cực tham gia các mô hình phát triển kinh tế.

Phải khẳng định rằng, ở một xã miền núi còn nhiều khó khăn như Tiến Xuân, với 79% bà con là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường), việc phát triển nghề phụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân cho hay, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ nhiều hộ gia đình hội viên phụ nữ đồng bào dân tộc Mường tham gia các mô hình phát triển kinh tế thông qua các hình thức cho vay vốn ưu đãi qua các kênh Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, tập huấn hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật…

Làm kinh tế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình. Nhờ đó, các thành viên trong đình luôn yêu thương chia sẻ, là tiền đề vững chắc để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những nữ lương y người Dao gìn giữ nghề thuốc nam truyền thống

Những nữ lương y người Dao gìn giữ nghề thuốc nam truyền thống

(PNTĐ) - Ba Vì là huyện nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nguồn dược liệu vô cùng quý hiếm với số lượng lớn. Khu vực núi Ba Vì sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu. Cũng tại đây, đồng bào dân tộc Dao, Mường đã bảo tồn, phát triển nghề thuốc Nam từ nhiều đời. Một điều đặc biệt, những kinh nghiệm về thuốc Nam ở Ba Vì thường được truyền cho những người thân trong gia đình, chủ yếu là phụ nữ.
Chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu trong công tác Hội

Chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu trong công tác Hội

(PNTĐ) - Bà Lê Thị Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Tổ dân phố số 5 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy là người cán bộ Hội tiêu biểu được bà con trong tổ dân phố yêu quý. Ở bà Thúy có sự nhiệt tình, tận tâm cho phong trào phụ nữ, nhất là trong công tác vệ sinh môi trường.
Lấy ý kiến cán bộ, hội viên phụ nữ về danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024

Lấy ý kiến cán bộ, hội viên phụ nữ về danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024

(PNTĐ) - Hội đồng thi đua khen thưởng Hội LHPN Hà Nội xin ý kiến cán bộ, hội viên phụ nữ về danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024. Các danh sách và tóm tắt thành tích 10 cá nhân dự kiến đề xuất tặng danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu” năm 2024 cụ thể như sau. Mọi ý kiến phản hồi gửi về Văn phòng Hội LHPN Hà Nội theo địa chỉ số 7 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy Hà Nội trước ngày 20/9/2024.
Nữ cựu chiến binh nỗ lực vì sự bình đẳng và phát triển của trẻ em

Nữ cựu chiến binh nỗ lực vì sự bình đẳng và phát triển của trẻ em

(PNTĐ) - Tôi gặp chị trong một buổi trao quà từ thiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao Tây Bắc. Với nụ cười hồn hậu, chị bảo: “Tuần sau, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp bữa ăn miễn phí cho các bệnh nhân nhỏ tuổi tại Bệnh viện K Tân Triều và Bệnh viện Nhi TƯ, bạn sẽ cùng tham gia nhé!”. Đó là chị Đặng Thị Thanh, quê gốc Thanh Trì, Hà Nội, cựu chiến binh chống Mỹ. Chị và nhiều cựu chiến binh khác đã góp xương máu cho độc lập dân tộc, và nay trong thời bình, lại hết mình cống hiến cho cộng đồng.
Nữ cán bộ Mặt trận khắc sâu lời Bác dạy

Nữ cán bộ Mặt trận khắc sâu lời Bác dạy

(PNTĐ) - Giữ vai trò Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Thu Hà đã nỗ lực không biết mệt mỏi cùng chính quyền, đoàn thể địa phương vận động quần chúng nhân dân đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai xây dựng những tuyến đường mới trên địa bàn phường…