Tấm lòng nhân ái của một nữ chủ doanh nghiệp

Chia sẻ

PNTĐ-Từ một phụ nữ nghèo, chị Vũ Thị Độ đã vươn lên làm giàu và tích cực giúp đỡ phụ nữ, trẻ em gặp khó khăn. Năm 2012, chị được TP.Hà Nội biểu dương "Người tốt, việc tốt" tiêu biểu.

 
Vào một ngày đầu đông, chúng tôi về thăm xưởng dệt của gia đình chị Độ. Lúc này, tất cả các dàn máy trong xưởng đều hoạt động nhịp nhàng, dệt nên những chiếc khăn có nhiều kích cỡ, mầu sắc, hoa văn khác nhau trông thật bắt mắt. Nhìn cơ ngơi nhà ở, xưởng sản xuất và gương mặt sáng ngời của chị Độ, mấy ai có thể tin được chị đã từng trải qua những tháng năm khốn khó trong cuộc đời.
 
Tấm lòng nhân ái của một nữ chủ doanh nghiệp - ảnh 1
Chị Vũ Thị Độ kiểm tra chất lượng sản phẩm
 
Sinh ra trong gia đình đông anh em (9 anh, chị em), chị Độ lại là con áp út, vì thế tuổi thơ của chị phải sống trong cảnh đói cơm, rách áo và việc học hành dang dở.
 
Năm 1980, khi bước sang tuổi 22, chị xây dựng gia đình với anh Nguyễn Quang Lộc, sỹ quan quân đội đang đóng quân ở biên giới phía Bắc. Do gia đình nhà chồng gặp khó khăn về kinh tế, chị Độ phải đi các nơi làm thuê, làm mướn để lấy tiền phụ giúp gia đình.   
 
Sau 7 năm xa cách vợ, năm 1987 chồng chị phục viên trở về quê hương. Ngôi nhà tranh 3 gian của gia đình nhà chồng không còn đủ chỗ ở cho mọi người, vợ chồng chị làm đơn đề nghị chính quyền địa phương cấp đất để dựng tạm ngôi nhà nhỏ làm nơi sinh sống.
 
Vì chỉ có 1 sào ruộng trồng lúa nên gia đình chị Độ đời sống rất khó khăn. Trong khi đó, chồng chị là thương binh hạng 2/4, nên sức khoẻ yếu, không làm được những việc nặng nhọc để có thêm thu nhập cho gia đình. Trong cái khó ló cái khôn, chị Độ đã mạnh dạn thuê cửa hàng để bán tạp phẩm, tạo việc làm phù hợp cho 2 vợ chồng. Khi đã có số vốn kha khá, chị Độ về các quận nội thành Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận mua các mặt hàng như: đồ điện, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, các loại sợi dệt... để bán. Nhờ kinh tế ngày càng phát triển, chị Độ mua cửa hàng đang thuê rồi phá đi để xây mới ngôi nhà cao 3 tầng, có mặt bằng xây dựng 60m2 làm nơi ở, kinh doanh, sản xuất.
 
Năm 2005, chị mua thêm 300m2 đất và đầu tư trên 2 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, mua sắm các trang thiết bị sản xuất khăn mặt. Nhờ tích cực tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để thay đổi mẫu mã, các mặt hàng do gia đình chị sản xuất ra đã được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và nước ngoài, tạo việc làm cho gần 30 lao động, có thu nhập bình quân trên 3,5 triệu đồng/ người/ tháng.
 
Ngay trong thời gian còn nghèo khó, chị đã hết lòng giúp đỡ phụ nữ, trẻ em gặp khó khăn, hoạn nạn. Đặc biệt năm 1989, được biết cháu nhỏ lên 3 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt, chị lặn lội tìm đến nhà để nhận cháu làm con nuôi. Vì phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên cháu mắc nhiều bệnh. Không quản nhọc nhằn, vất vả, tốn kém tiền bạc, chị đưa cháu đi các bệnh viện điều trị và nuôi cháu ăn học tử tế cho đến khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Cảnh sát, xây dựng gia đình cho cháu.     
 
Cách đây 9 năm, được người quen cho biết có một cháu trai mới sinh được 2 ngày tuổi bị bỏ rơi ở bệnh viện. Chị cũng đến làm thủ tục nhận cháu làm con nuôi. Hàng ngày, chị đưa cháu đến nhà các bà mẹ mới sinh con để xin bú nhờ trong suốt 4-5 tháng trời ròng rã. Được sự tận tình chăm sóc của vợ chồng chị Độ, đến nay, thể lực của cháu hơn hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa và hàng năm cháu đều là học sinh khá, giỏi.
 
Chị Độ xúc động cho biết, có được như ngày hôm nay là nhờ chồng chị hết lòng thương yêu, giúp đỡ, chia sẻ công việc gia đình cũng như trong sản xuất, kinh doanh. Những khi chị gặp khó khăn, thất thoát trong kinh doanh, chồng chị đều dịu dàng động viên để chị có thêm nghị lực vươn lên…

Quốc Bảo

Tin cùng chuyên mục

 Nữ công an Hà Nội “năng khiếu” với nghề và đam mê với công tác phong trào

Nữ công an Hà Nội “năng khiếu” với nghề và đam mê với công tác phong trào

(PNTĐ) -Sinh năm 1983, là một người vừa có đam mê vừa có “năng khiếu” trong công tác tham mưu. 10 năm qua, Thiếu tá Trần Thị Minh, cán bộ Đội Tham mưu Cảnh sát, Phòng Tham mưu, CATP Hà Nội đã nỗ lực không ngừng để đạt được nhiều thành tích trong công tác cũng như các hoạt động phong trào của Hội Phụ nữ Công an TP Hà Nội.
Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề

Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề

(PNTĐ) -Họ là những nữ nghệ nhân không chỉ mang trong mình ước mơ “giữ lửa” nghề truyền thống, mà còn mang khát vọng đưa những sản phẩm làng nghề vươn cao, vươn xa ra khu vực và thế giới. Dưới đây là một số gương nghệ nhân tiêu biểu được Hội LHPN Hà Nội vinh danh trong chương trình “Giao lưu, tôn vinh nữ nghệ nhân làng nghề và quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống” thành phố Hà Nội năm 2023.
Nữ tổ trưởng Tổ phụ nữ 23 năm “vác tù và hàng tổng”

Nữ tổ trưởng Tổ phụ nữ 23 năm “vác tù và hàng tổng”

(PNTĐ) -Chị Nguyễn Thị Lan Hương, sinh năm 1965 đã có “thâm niên” 23 năm làm Tổ trưởng tổ phụ nữ số 13 kiêm Tổ trưởng tổ dân phố số 6, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. 23 năm “vác tù và hàng tổng” nhưng chị không thấy mỏi mệt mà ngược lại càng mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng.