Các cấp Hội LHPN Hà Nội:

Tích cực tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn

BÀI: HOÀNG LAN; ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 11/5/2022, Hội LHPN tổ chức Hội nghị tọa đàm “An toàn vệ sinh thực phẩm-trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng”. Hội nghị nhằm thực hiện Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 8/4/2022 của UBND Hà Nội về triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2022 cũng như khẳng định vai trò của tổ chức Hội phụ nữ trong tuyên truyền, vận động thực hiện sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm an toàn.

Tham dự hội nghị có đồng chí Trương Thị Thu Thủy, Trưởng ban Gia đình xã hội, Hội LHPN Việt Nam. Về phía Hội LHPN Hà Nội có đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội. Hội nghị còn có đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cùng lãnh đạo Hội LHPN, đại diện người kinh doanh, sản xuất tiêu dùng và mô hình thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của một số quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức...  

Đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội chủ trì Hội nghị.

Mỗi phụ nữ là một tuyên truyền viên trong vệ sinh an toàn thực phẩm

Tích cực tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn - ảnh 1
Đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại buổi Tọa đàm

Phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm, đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết:  Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, nơi có mật độ dân cư đông. Để đảm bảo sức khỏe và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và cộng đồng, việc đảm bảo vệ sinh an toàn các nguồn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ trên thị trường và đến người tiêu dùng là rất quan trọng. Thực hiện sự chỉ đạo của TW Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, trong những năm qua, Hội LHPN Hà Nội đã chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn Thành phố triển khai có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm với các mô hình phù hợp với đặc thù của tổ chức Hội.

Cụ thể, từ năm 2017, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện và cơ sở xây dựng 1.600 chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong an toàn thực phẩm thu hút 57.405 hội viên, phụ nữ sản xuất, kinh doanh thực phẩm tham gia, nổi bật như: Mô hình “Kinh doanh thủy sản an toàn tại chợ cá Yên Sở” quận Hoàng Mai, mô hình “PN hiểu biết và tiêu dùng thực phẩm an toàn” quận Ba Đình; mô hình “Ăn sạch, sống xanh” quận Hai Bà Trưng; mô hình “Kinh doanh an toàn thực phẩm tươi sống” quận Hà Đông,  mô hình ATTP Xôi chè, nếp cẩm,... an toàn quận Tây Hồ; mô hình rau xanh tại hộ gia đình quận Đống Đa; mô hình “Làng nghề sản xuất bánh trưng, bánh giầy đảm bảo an toàn thực phẩm” huyện Thanh Trì,; mô hình kinh doanh xanh đảm bảo an toàn thực phẩm tại phố Vân TT Yên Viên, huyện Gia Lâm; mô hình kinh doanh thức ăn nhanh đảm bảo an toàn thực phẩm ở chi hội Tân Xuân, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ; mô hình chế biến chè búp khô đảm bảo an toàn thực phẩm làng nghề Đô Trám, xã Ba Trại, huyện Ba Vì; mô hình tuyến phố ATTP quận Hai Bà Trưng; tuyến phố và chợ ATTP quận Thanh Xuân… Các cấp Hội cũng chú trọng xây dựng và thực hiện các mô hình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các làng nghề, ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: sản xuất bánh kẹo, giò chả, các loại bánh, bún, miến…; các hộ sản xuất, kinh doanh được tập huấn kiến thức về ATVSTP, ký cam kết thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng các chất phụ gia không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Tích cực tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn - ảnh 2
Đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội  chủ trị Hội nghị tọa đàm

Đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đã đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, tiếp tục đánh giá công tác tổ chức thực hiện và vai trò của các cấp Hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm; Các hoạt động phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng, đoàn thể trong  giám sát, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ và người dân trong việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm; Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đảm bảo sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn cùng các kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, các mô hình thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong hệ thống Hội trong thời gian tới.

Tích cực tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn - ảnh 3
Các đại biểu phát biểu tọa đàm

Phát biểu tại Hội nghị tọa đàm, chị Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch Hội LHPN xã Cát Quế,  huyện Hoài Đức cho biết: Cát Quế là xã có nhiều nghề liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng nông sản như sản xuất rau an toàn, chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến bún phở khô, miến dong, mỳ sợi...Từ năm 2017, thực hiện sự chỉ đạo và sự hướng dẫn của Hội LHPN huyện, Hội LHPN xã đã thành lập mô hình “Chi hội thay đổi hành vi trong ATTP ” về sản xuất rau an toàn tại chi hội Cát Ngòi. Mô hình đã có sức lan tỏa và đang ngày một lan rộng, hàng năm đều tăng số thành viên tham gia. Cụ thể từ 30 thành viên ban đầu hiện nay đã tăng lên thành 68 thành viên. Hội  cũng đã nhân rộng được thêm 2 mô hình chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm tại chi hội 8 và chi hội 9. Hội đã tổ chức ký cam kết sản xuất , kinh doanh thực phẩm an toàn cho các thành viên tham gia mô hình.

Qua 3 năm thực hiện , các mô hình đều đạt kết quả tốt. Hiệu quả của các mô hình không những đem lại năng suất, chất lượng, cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ đời sống sinh hoạt cho người dân mà quan trọng hơn nữa các mô hình đã có sức lan tỏa, nhân rộng và được cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận.

Tích cực tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn - ảnh 4
Chị Lê Bích Hà, Chủ tịch Hội LHPN quận Nam Từ Liêm chia sẻ hoạt động của Quận Hội trong tham gia thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Tương tự, chị Lê Bích Hà, Chủ tịch Hội LHPN quận Nam Từ Liêm cũng đã chia sẻ kết quả chỉ đạo tuyên truyền thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong các cấp Hội LHPN quận Nam Từ Liêm. Theo đó, ới thông điệp “Mỗi phụ nữ là một tuyên truyền viên tích cực trong vệ sinh an toàn thực phẩm”, hàng năm Quận hội triển khai tuyên truyền tới 100% gia đình hội viên kinh doanh, chế biến thực phẩm, 85% hội viên về kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm. Chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ quận phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Hội, báo cáo viên, tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền, vận động chủ các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm về an toàn thực phẩm, cách nhận biết thực phẩm an toàn, nguồn gốc thực  phẩm... Hội LHPN quận đã chỉ đạo ra mắt 86 chi hội thay đổi hành vi trong an toàn thực phẩm. Đặc biệt trên địa bàn quận có làng nghề truyền thống sản xuất Bún tại Phú Đô và Cốm của Mễ Trì, do đó Hội LHPN quận luôn tập trung chỉ đạo các cấp Hội chú trọng tuyên truyền tới cán bộ, hội viên và nhân dân đồng thời phối hợp kiểm tra thường xuyên việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện an toàn thực phẩm là hướng đi bền vững

Tại Tọa đàm, chị Nguyễn Thị Đôn, Hội viên chi hội phụ nữ 10, làng Trúng Đích, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, đại diện cho hộ sản xuất kinh doanh cho biết: Làng Trúng Đích có nghề sản xuất chế biến đậu phụ. Trên toàn xã có trên 250 hộ sản xuất kinh doanh đậu phụ. Các hộ sản xuất đều nhận thức sâu sắc “An toàn thực phẩm” là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì vậy, các hộ đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường từ việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào tới quá trình sản xuất. Sản xuất đậu phụ chúng tôi không dùng bất cứ một loại phụ gia nào. Các hộ dân còn được tham gia các buổi tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện đăng ký cơ sở sản xuất kinh doanh; được tạo điều kiện xây gần 1000 hầm biogas để xử lý nước thải vừa đảm bảo vệ sinh môi trường lại tạo ra khí gas phục vụ sinh hoạt. Theo chị Đôn, chính việc sản xuất dảm bảo an toàn thực phẩm đã giúp nghề đậu phụ phát triển. Mỗi ngày trung bình 1 hộ sản xuất từ 35 - 40 kg đậu tương, sau khi trừ mọi chi phí thu nhập 1 ngày từ 300-500.000đ/ngày. Đây là một mức thu nhập rất tốt, đảm bảo được đời sống của người dân.

Tích cực tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn - ảnh 5
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Trong khi đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh bún phở khô tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức do chị Nguyễn Thị Hải, chủ cơ sở làm chủ mỗi ngày sản xuất 1-1,2 tấn, xuất đi các tỉnh Hải Dương, Phú Thọ và xuất khẩu sang nước ngoài. Ngay từ khi bắt đầu thành lập cơ sở, chị đã hiểu hiểu rất rõ việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng đặc biệt không chỉ với sức khỏe của mỗi cá nhân, cộng đồng, sự phát triển của giống nòi mà còn liên quan đối với phát triển kinh tế, thương mại, phát triển văn hóa, xã hội của địa phương, và ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, sự tồn tại lâu dài của cơ sở chúng tôi. Để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thì trong quá trình sản xuất, chế biến cơ sở của cũng coi trọng việc lựa chọn những nguyên liệu  sạch, an toàn, quá trình chế biến bằng công nghệ máy móc và theo quy trình khép kín. Trong khâu phân phối, các công ty, đơn vị đến trực tiếp cơ sở sản xuất để nhập hàng và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Các đại biểu đều thống nhất, việc sản xuất thực phẩm an toàn có lợi cho cả nhà sản xuất, kinh doan và người tiêu dùng. Tuy nhiên, các đại biểu cũng nêu ra những khó khăn trong sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn như thị trường cho sản phẩm an toàn, nhất là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ còn chưa rộng mở, giá thành của sản phẩm còn cao nên “kén” người tiêu dùng. Nhiều cơ sở sản xuất mong muốn được Hội hỗ trợ tập huấn kiến thức, giúp quảng bá thương hiệu, kết nối với người tiêu dùng trong tiêu thụ sản phẩm đảm bảo an toàn.

Tích cực tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn - ảnh 6
Đồng chí Trương Thị Thu Thủy, Trưởng ban Gia đình xã hội, Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm

Phát biểu tại  Tọa đàm, đồng chí Trương Thị Thu Thủy, Trưởng ban Gia đình xã hội, Hội LHPN Việt Nam đã ghi nhận vai trò tích cực của các cấp Hội LHPN Hà Nội trong tham gia tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng chí cũng chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại và cho biết mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ cũng cần tăng cường nhận diện  những vấn đề về an toàn thực phẩm đang đặt ra với địa phương mình làm gì. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, hội viên cũng cần là người tiêu dùng thông thái, là thanh tra viên giúp phát hiện những vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đồng chí Trương Thị Thu Thủy, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là góp phần xây dựng Người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội chúc mừng Đại lễ Phật đản 2025

Hội LHPN Hà Nội chúc mừng Đại lễ Phật đản 2025

(PNTĐ) - Nhân dịp lễ Phật đản năm 2025, ngày 9/5/2025, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2025 tại Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm và Ni sư trụ trì tại chùa Kim Liên, quận Tây Hồ.
Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì khởi nghiệp

Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì khởi nghiệp

(PNTĐ) - Sau 7 năm thực hiện, Đề án “Hỗ trợ Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” đã khơi dậy tiềm năng của phụ nữ của phụ nữ huyện Thanh Trì và cộng đồng trong tham gia phát triển kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổng kết Đề án 939 giai đoạn 2018 - 2025

Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổng kết Đề án 939 giai đoạn 2018 - 2025

(PNTĐ) - Chiều ngày 22/4, Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018-2025 và sơ kết Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2023-2025; Sơ kết quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
Truyền thông hỗ trợ, thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Truyền thông hỗ trợ, thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng ngày 23/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền do phụ nữ Hà Nội sản xuất, kinh doanh. Chương trình sẽ diễn ra đến hết ngày 27/4, nhằm truyền thông tới cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển Kỷ nguyên mới. Đồng thời, đây cũng là dịp tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh giới thiệu hàng ngàn sản phẩm an toàn, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tới người tiêu dùng.