Ba Đình: Nữ lao động nhập cư cần hiểu biết pháp luật để bảo vệ bản thân

Chia sẻ

Ngày 20/6, Hội LHPN phường Phúc Xá, quận Ba Đình đã tổ chức hội nghị “Tuyên truyền pháp luật cho nữ lao động nhập cư” nhằm trang bị kiến thức, nâng cao ý thức pháp luật cho nữ lao động nhập cư và cán bộ hội viên phụ nữ trên địa bàn.

Dự hội nghị có các đồng chí: Dương Thị Lý Anh - Trưởng ban Luật pháp chính sách - Hội LHPN Hà Nội; Lê Thị Thúy Kiều - Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình cùng gần 100 cán bộ, hội viên phụ nữ và nữ lao động nhập cư trên địa bàn phường.

Đồng chí Dương Thị Lý Anh- Trưởng ban Luật pháp chính sách Hội LHPN Hà Nội phố biến kiến thức luật pháp tại Phúc XáĐồng chí Dương Thị Lý Anh- Trưởng ban Luật pháp chính sách Hội LHPN Hà Nội phố biến kiến thức luật pháp tại Phúc Xá

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Dương Thị Lý Anh - Trưởng ban Luật pháp chính sách - Hội LHPN Hà Nội thông tin về tình hình lao động di cư, những thách thức của người di cư ra thành phố làm ăn phát triển kinh tế. Theo đồng chí Dương Thị Lý Anh, phần lớn những người di cư tự do từ nông thôn ra thành thị có trình độ tay nghề thấp, chưa qua đào tạo, chưa được trang bị những hiểu biết cần thiết về điều kiện lao động công nghiệp, về môi trường sinh sống ở đô thị nên họ thường gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, không biết bảo vệ các quyền và quyền lợi của người lao động do luật pháp quy định…

Đa số người lao động tự do và thường chấp nhận làm việc không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận miệng về tiền công, việc làm với chủ sử dụng lao động. Vì vậy, thời gian lao động của họ thường bị kéo dài hơn thời gian do luật định; chế độ nghỉ ngơi không bảo đảm; khi ốm đau không được chăm sóc sức khỏe…

Đa số người lao động tự do và thường chấp nhận làm việc không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận miệng về tiền công, việc làm với chủ sử dụng lao động.Đa số người lao động tự do và thường chấp nhận làm việc không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận miệng về tiền công, việc làm với chủ sử dụng lao động.

Chính vì vậy, những người lao động di cư có  nguy cơ bị bóc lột, lạm dụng: do  trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật. Ngoài những khó khăn mà chị em phải đối mặt như nam giới thì họ luôn phải đề phòng nạn cướp bóc, trấn lột, bạo hành, buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu lắng nghe những thông tin trao đổi, phổ biến kiến thức về một số quy định của Hiến pháp như tại điều 26, Hiến pháp 2013 quy định Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nhiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Quy định trong các đạo luật không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm nguyên tắc nam, nữ bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về giới mà còn có các chính sách là các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Những nội dung cơ bản Bộ luật lao động, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Cư trú, Luật đất đai, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân… giúp cán bộ hội viên phụ nữ nhất là các nữ lao động nhập cư hiểu và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Những nội dung cơ bản Bộ luật lao động, Luật phòng, chống bạo lực gia đình… giúp cán bộ hội viên phụ nữ nhất là các nữ lao động nhập cư hiểu và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.Những nội dung cơ bản Bộ luật lao động, Luật phòng, chống bạo lực gia đình… giúp cán bộ hội viên phụ nữ nhất là các nữ lao động nhập cư hiểu và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. 

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng 3/5, thiết thực kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm đã tổ chức chương trình Gặp măt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; hội thi tìm hiểu kiến thức về “70 năm chiến thắng Điện Biên phủ”.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

(PNTĐ) - Thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã có chuyến hành trình về tỉnh Điện Biên khánh thành, bàn giao "Công trình cho em" cho thầy, cô giáo và học sinh tại điểm trường Trung học phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

(PNTĐ) - Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh đã đồng loạt ra quân, tổng vệ sinh môi trường nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, duy trì phong trào “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp”, tích cực xây dựng “Đoạn đường xanh - sạch - đẹp - nở hoa” gắn với chấp hành các quy định về trật tự văn minh đô thị, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

(PNTĐ) - Thôn Dương Cốc (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai) là mảnh đất lành cho bộ môn nghệ thuật tuồng bén rễ, phát triển và trở thành máu thịt của người làng hơn nửa thế kỷ nay... Gắn bó cùng dòng chảy ấy, nữ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Huyền không chỉ giữ gìn nghệ thuật truyền thống của địa phương mà còn mang lời ca, tiếng hát để tuyên truyền, vận động, phát triển công tác Hội Phụ nữ.