Phụ nữ Thủ đô - Khát vọng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Bài 1: Khơi dậy tiềm năng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Thanh Thanh - Quỳnh Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã có nhiều đổi mới sáng tạo, các phong trào thi đua được đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia. Đáng chú ý, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo không những giúp chị em làm giàu chính đáng, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, mà còn khẳng định vai trò, vị thế trong xã hội. Báo Phụ nữ Thủ đô có loạt bài phản ánh về các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô đồng hành, hỗ trợ phụ nữ tự tin khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

 “Ngày Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh” năm 2024 diễn ra từ ngày 23-25/8 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, do Hội LHPN Hà Nội tổ chức hướng tới mục đích khơi dậy tiềm năng, thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo của phụ nữ Hà Nội trong tham gia phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô và đất nước.

Bài 1: Khơi dậy tiềm năng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo - ảnh 1
Bà Trần Lan Phương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cùng các đại biểu tham quan gian hàng “Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh” năm 2024. Ảnh: Công Ngọc 

Thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo của phụ nữ
Bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: “Hội LHPN Hà Nội tổ chức “Ngày Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh” nhằm quảng bá sản phẩm nông nghiệp an toàn, tôn vinh những điển hình phụ nữ Thủ đô trong phát triển kinh tế. Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội đại biểu MTTQ Thành phố lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029 và trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.

Phụ nữ Thủ đô chiếm trên 50,4% dân số, là lực lượng lao động có mặt ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong thời gian qua, chị em đã không ngừng nỗ lực vượt mọi khó khăn, thách thức, đổi mới sáng tạo, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động, đặc biệt là thi đua phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp tích cực thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế. Các cấp Hội và phụ nữ Hà Nội cũng là lực lượng tham gia tích cực vào tiến trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, phát triển các sản phẩm làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống và các dịch vụ đặc trưng của Thủ đô; nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao; gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc. 

Tại “Ngày Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh” năm 2024, Hội LHPN Hà Nội đã trao tặng Bằng khen của UBND TP Hà Nội cho 8 nữ nghệ nhân, thợ giỏi tiêu biểu làng nghề, phố nghề Hà Nội; trao giải cuộc thi “Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh” năm 2024 (tặng giải thưởng cho 15 dự án, với 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 5 giải Ba và 5 giải Khuyến khích); với sự tham gia trưng bày của hơn 100 gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, làng nghề, sản phẩm OCOP. Các hoạt động trong chương trình góp phần động viên, khích lệ phụ nữ Thủ đô tiếp tục nỗ lực vươn lên, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, đóng góp xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. 

Những sản phẩm làng nghề nổi tiếng của Thủ đô như gốm sứ Bát Tràng, dát vàng Kiêu Kỵ, mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Hạ Thái, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu ren Quất Động, lụa Hà Đông, áo dài Trạch Xá, nón lá làng Chuông, xôi Phú Thượng, làng hoa Mê Linh... không chỉ mang lại giá trị kinh tế, phát triển du lịch mà còn kết nối, lan tỏa giá trị văn hóa, con người Hà Nội và Việt Nam với thế giới. 

Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh nhấn mạnh: Năm 2024, thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp, chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, Hội LHPN Hà Nội đã phát động, hưởng ứng cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã do phụ nữ quản lý, điều hành, chủ hộ sản xuất, các tổ, nhóm phụ nữ mạnh dạn đề xuất các dự án, ý tưởng, sáng kiến cải tiến quy trình sản xuất, kinh doanh, tạo ra những sản phẩm vừa có giá trị kinh tế vừa thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm Việt, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. 
Hiện thực hóa các dự án khởi nghiệp sáng tạo 
Là một phụ nữ khuyết tật, chị Phạm Thị Hiền, Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hoàn Kiếm hiểu rất rõ những khó khăn, vất vả cũng như những thiệt thòi của người khuyết tật trong tìm kiếm việc làm. Vì thế, chị đã mạnh dạn đứng ra tập hợp hội viên thành lập “Nhóm làm hoa vải tái chế” tại địa chỉ 37 Lò Sũ. Với thông điệp nhân văn là bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh, tạo sinh kế cho phụ nữ khuyết tật, dự án được lan tỏa rộng rãi, những sản phẩm hoa tái chế đã dần khẳng định được thương hiệu. 

Khi tham gia cuộc thi “Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh” của Hội LHPN Hà Nội phát động, chị Hiền xúc động nói, chính công việc này không chỉ giúp các chị có thêm thu nhập, ổn định được cuộc sống, mà còn chính là “ánh sáng” giúp những người khuyết tật vượt qua mặc cảm, khó khăn. Chị cho biết: “Có những chị, muốn tới làm việc cần phải có người bế đi vì không thể tự đi lại được. Nhưng từ bàn tay của các chị, những bông hoa từ vải vụn vẫn hoàn thành, “tỏa hương”, cho thấy nghị lực vượt lên số phận của họ. Tôi nghĩ, đây vừa là dự án khởi nghiệp, vừa là khởi đầu mới cho những người thiếu may mắn”.

Với đam mê, khát khao đổi mới sáng tạo và từng mất hàng năm nghiên cứu rồi thất bại do sản phẩm không đạt yêu cầu, nhưng vượt lên tất cả, chị Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (sinh năm 1979) - người sáng lập Công ty cổ phần đầu tư DDA Việt Nam (số 8, phố Lụa, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) cùng các cộng sự vẫn bền bỉ với niềm tin của mình. Tại ngày hội “Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh”, chị tự tin “khoe” đứa con tinh thần vô giá là dòng canxi hữu cơ làm từ vỏ trứng gà, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế.

Đến nay, sản phẩm canxi hữu cơ của Công ty cổ phần đầu tư DDA Việt Nam tiếp tục được nhiều nhà máy sản xuất thực phẩm sử dụng để phối trộn, mang đến dòng sản phẩm thực phẩm canxi như: Mỳ rau củ, trà sữa canxi, bánh kẹo canxi, thạch canxi... Ngoài ra, còn khoảng 20 đầu sản phẩm nữa đang trong quá trình nghiên cứu công thức để đưa sản phẩm ra thị trường. 

Không ngừng sáng tạo và nghiên cứu, chị Trần Thị Mỹ Hải, cựu sinh viên ngành dệt may của Trường Đại học Bách Khoa, giới thiệu xơ tre vào ngành dệt may tại Việt Nam, trở thành người tiên phong trong lĩnh vực này. Gần đây, chị còn tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới như xơ dứa và xơ chuối, với khát khao cung cấp nguyên liệu tự nhiên để hướng tới một ngành dệt may “xanh hóa” và bền vững. Chị Hải thừa nhận rằng, để tồn tại thì không thể không tránh khỏi những khó khăn và đầy thách thức. 

 Sau một thời gian dài nỗ lực trước vô vàn khó khăn, chị sáng lập Vietfiber và sản xuất ra xơ dứa, bằng phương pháp cơ học 100%, không sử dụng nước trong quá trình phân tách xơ nên không ảnh hưởng đến môi trường đất và nước. Đồng thời, những tấm vải đầu tiên được kéo sợi và dệt bằng xơ dứa cũng được ra mắt. Chị Hải nhấn mạnh nguồn nguyên liệu này mang tính bền vững để cung cấp cho ngành dệt may, vì có nguồn gốc từ sản phẩm tái chế có sẵn từ ngành nông nghiệp của nước nhà.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Mẹ đỡ đầu” thăm và trao kinh phí đỡ đầu cho 2 trẻ mồ côi tại huyện Chương Mỹ và Ứng Hòa

“Mẹ đỡ đầu” thăm và trao kinh phí đỡ đầu cho 2 trẻ mồ côi tại huyện Chương Mỹ và Ứng Hòa

(PNTĐ) - Ngày 18/9/2024, Hội LHPN Hà Nội đã kết nối với "Mẹ đỡ đầu", bà Lại Thị Hải Lý, chuyên gia giáo dục, đại diện Cộng đồng đọc sách Nghìn lẻ một đêm đã đến thăm, tặng quà, trao kinh phí đỡ đầu cho 2 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ứng Hòa và Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Trao tặng quà cho gia đình hội viên, phụ nữ khó khăn bị ảnh hưởng sau mưa bão tại quận Hoàn Kiếm

Trao tặng quà cho gia đình hội viên, phụ nữ khó khăn bị ảnh hưởng sau mưa bão tại quận Hoàn Kiếm

(PNTĐ) -  Chiều 19/9, tại UBND phường Phúc Tân và phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Hội LHPN quận Hoàn Kiếm tổ chức trao tặng quà cho các gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn bị ảnh hưởng mưa lũ gây ngập úng sau cơn bão số 3 vừa qua.
Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

(PNTĐ) - Sáng 18/9, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban Chủ tịch Hội LHPN các quận/huyện/ thị xã và đơn vị trực thuộc 9 tháng đầu năm 2024 nhằm đánh giá kết quả công tác quý III, rà soát tiến độ thực hiện chỉ tiêu thi đua, 9 tháng đầu năm, tình hình tham gia khắc phục hậu quả sau cơ bão số 3 và ngập úng trên địa bàn thành phố, triển khai nhiệm vụ quí IV, đồng thời đóng góp ý kiến vào các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.
Hội LHPN Hà Nội: Động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa bão tại huyện Mỹ Đức

Hội LHPN Hà Nội: Động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa bão tại huyện Mỹ Đức

(PNTĐ) - Ngày 17/9, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ người dân vùng thiệt hại do mưa lũ sau cơn bão số 3 trên địa bàn 4 xã: Hợp Thanh, Hợp Tiến, An Phú và Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.