Bàn giải pháp giúp nhiều phụ nữ tiếp cận đồng vốn

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 16/4/2024, Hội LHPN Hà Nội và ngân hàng Agribank các chi nhánh Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động về việc thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn Quý I/2024, nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024.

Các đồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội; Phạm Mạnh Cường - Phó giám đốc chi nhánh Agribank khu vực Hà Tây chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị còn có các đồng chí trong Ban lãnh đạo ngân hàng Agribank các chi nhánh Hà Nội cùng hội LHPN các huyện, thị xã trong khu vực.

Bàn giải pháp giúp nhiều phụ nữ tiếp cận đồng vốn - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị

Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động phối hợp giữa Hội LHPN Hà Nội với Ngân hàng NN& PTNT các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội trong việc thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn Quý I/2024 và nhiệm vụ 9 tháng cuối năm cho thấy, Hội LHPN Hà Nội và các chi nhánh ngân hàng đã phối hợp thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội.

Các cơ sở Hội phối hợp với các Chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn tổ chức rà soát để đưa ra các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tổ vay vốn; hướng dẫn quy trình cho vay nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn.

Hoạt động phối hợp liên ngành đã tạo điều kiện xây dựng và củng cố tổ chức Hội Phụ nữ ngày càng vững mạnh, tăng cường tập hợp và phát triển hội viên, Agribank mở rộng đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần giữ vững và nâng cao giá trị thương hiệu, hình ảnh của Agribank đối với cộng đồng xã hội.

 
Bàn giải pháp giúp nhiều phụ nữ tiếp cận đồng vốn - ảnh 2
Đại diện Hội LHPN các huyện phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Tính đến ngày 31/3/2024, toàn Thành phố có 8074 hộ vay. Dư nợ cho vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua tổ vay vốn là 877 tỷ 213 triệu với 569 tổ TK&VV (giảm 9 tỷ 201 triệu, số hộ vay giảm 46 hộ so với 31/12/2023).

Trong quý I/2024, hoạt động phối hợp giữa Hội LHPN Hà Nội và Agribank các chi nhánh đã góp phần tích cực trong triển khai thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 
Bàn giải pháp giúp nhiều phụ nữ tiếp cận đồng vốn - ảnh 3
Đại diện Ngân hàng Agribank các chi nhánh phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện phối hợp vẫn còn một số tồn tại. Việc theo dõi số liệu dư nợ, nợ xấu theo chu kỳ giữa Hội LHPN và Ngân hàng chưa chặt chẽ. Một số đơn vị doanh số cho vay thông qua tổ vay vốn số dư nợ hàng năm giảm, phát sinh nợ xấu tăng; chất lượng hoạt động cho vay qua tổ vay vốn chưa có hiệu quả.

Công tác tập huấn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn bản liên ngành, thực hiện quy trình cho vay qua tổ vay vốn chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Bàn giải pháp giúp nhiều phụ nữ tiếp cận đồng vốn - ảnh 4
Đồng chí Phạm Mạnh Cường - Phó giám đốc chi nhánh Agribank khu vực Hà Tây phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Mạnh Cường - Phó giám đốc chi nhánh Agribank khu vực Hà Tây đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phối hợp giữa Hội LHPN Hà Nội và ngân hàng Agribank các chi nhánh Hà Nội trong việc triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Đồng chí Phạm Mạnh Cường đã thẳng thắn trao đổi, tiếp thu những kiến nghị của Hội LHPN các huyện, thị xã, đồng thời mong muốn thời gian tới Hội LHPN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng ngân hàng trong công tác cho vay, quản lý tổ vay vốn, thu hồi nợ, đặc biệt là nợ xấu.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương nhấn mạnh, trong 9 tháng cuối năm 2024, Hội LHPN các huyện, thị xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để các hội viên hiểu rõ các chính sách ưu đãi của ngân hàng; phối hợp với Agribank các chi nhánh tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của tổ chức Hội, các Tổ vay vốn và hộ vay vốn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ Tổ vay vốn; tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề cho hội viên.

Hướng dẫn hội viên sử dụng vốn đúng mục đích đem lại hiệu quả kinh tế nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; Tạo điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt là đối tượng phụ nữ tiếp cận tốt nguồn vốn tín dụng, có cơ chế chính sách tín dụng phù hợp, hỗ trợ, ưu đãi người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội...

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì khởi nghiệp

Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì khởi nghiệp

(PNTĐ) - Sau 7 năm thực hiện, Đề án “Hỗ trợ Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” đã khơi dậy tiềm năng của phụ nữ của phụ nữ huyện Thanh Trì và cộng đồng trong tham gia phát triển kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

(PNTĐ) - Với mong muốn “không để phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau” trong hành trình bảo vệ sức khỏe, năm 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai chương trình khám, tầm soát và truyền thông phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn 18 huyện và thị xã của Thủ đô.
Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới không chỉ khơi dậy niềm tự hào về quá khứ mà còn là bước đi chiến lược để phụ nữ Thủ đô tự tin khẳng định vị trí của mình, đưa Thủ đô và đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.