Bàn giải pháp tăng cường tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 25/4/2023, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo công tác tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên, hội viên danh dự nhiệm kỳ 2022-2027. Bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam chủ trì hội thảo.

Bàn giải pháp tăng cường tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên - ảnh 1
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội và trực tuyến tới 51 điểm cầu trên toàn quốc.

Theo bà Bùi Thị Hồng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tổ chức, TƯ Hội LHPN Việt Nam, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII đã đề ra một trong 7 chỉ tiêu cần tập trung thực hiện: “Đến cuối nhiệm kỳ, toàn quốc tăng thêm 1 triệu hội viên; đảm bảo không có cơ sở Hội tập hợp dưới 50% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội”.

Đầu nhiệm kỳ 2017 - 2022, số cơ sở có tỷ lệ tập hợp dưới 50% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội là 1.037/11.162 xã, phường, thị trấn, chiếm tỷ lệ 0.9%, thuộc 29 tỉnh/thành, tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh Tây Nam Bộ.

Với nhiều giải pháp được triển khai, sau 5 năm, đến tháng 12/2021, đã có 1.034/1.037 cơ sở Hội đạt tỷ lệ tập hợp trên 50% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội, đạt 99.52% (còn 05 cơ sở thuộc tỉnh Đắc Nông chưa đạt chỉ tiêu do có quá nhiều phụ nữ đi làm ăn xa, đội ngũ chi hội trưởng, phó tại cơ sở Hội năng lực hạn chế). Điển hình có 2/29 tỉnh (Bắc Giang, Cà Mau) không còn cơ sở có tỷ lệ tập hợp dưới 60% phụ nữ có mặt tại địa bàn tham gia tổ chức Hội.

Tuy nhiên, đánh giá cũng cho thấy, dù có nhiều cải thiện nhưng công tác tập hợp, thu hút hội viên thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như tỷ lệ phát triển hội viên ở một số khu vực còn thấp nhưng Hội chưa có các giải pháp kịp thời, hiệu quả. Nguyên nhân là do một số cơ sở Hội mới chỉ chú ý đến việc hoàn thành chỉ tiêu mà chưa thực sự chú trọng đến biện pháp, cách thức để thu hút, tập hợp hội viên tham gia tổ chức Hội bền vững, chưa duy trì được đông đảo phụ nữ đến với Hội; Hội chưa xây dựng được các mô hình hiệu quả để mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng phụ nữ. Các mô hình tập hợp được thành lập nhiều nhưng hoạt động không hiệu quả. Nhiều mô hình là sản phẩm đầu ra của các chương trình, đề án, dự án hoạt động cầm chừng, hết kinh phí là dừng hoạt động.

Nhiệm kỳ 2022-2027, Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII đề ra 8 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu số 5 “Đến cuối nhiệm kỳ, tăng thêm 800.000 hội viên, phấn đấu 100% cơ sở Hội tập hợp được trên 60% phụ nữ có mặt tại địa bàn”.

Tính đến 24/4/2023, cả nước có 2.181 cơ sở Hội có tập hợp dưới 60% phụ nữ có mặt tại địa bàn tham gia tổ chức Hội, chiếm 20.58% tổng số Hội LHPN xã/phường/thị trấn, tập trung ở 44 tỉnh/thành rải rác ở tất cả các cụm thi đua trên toàn quốc, trong đó tập trung nhiều ở cụm Đồng bằng sông Cửu Long, Trung bộ, các thành phố lớn và các tỉnh biên giới phía Bắc.

Tại Hội nghị, đại diện Hội LHPN nhiều tỉnh/thành đã chia sẻ kinh nghiệm trong tập hợp, thu  hút, phát triển hội viên.

Bàn giải pháp tăng cường tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên - ảnh 2
Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh chia sẻ kinh nghiệm mà Hội LHPN Hà Nội đã triển khai trong công tác tập hợp, thu hút hội viên phụ nữ

Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đã phát biểu về công tác tập hợp, thu hút hội viên của Hội LHPN Hà Nội. Theo đó, tính đến tháng 01/2019, tổng số hội viên trên địa bàn thành phố là 873.354 hội viên. Tỷ lệ thu hút phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội toàn Thành phố trung bình là 65,2%; trong đó, có 02 đơn vị có tỷ lệ thu hút trung bình đạt dưới 50%. Đối với cấp cơ sở, toàn Thành phố có 71 cơ sở xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện có tỷ lệ thu hút dưới 50%.

Để có thể nâng cao tỷ lệ thu hút hội viên, bà Lê Kim Anh cho biết, trong nhiệm kỳ 2022-2027, Hội đã tổ chức tọa đàm bàn về giải pháp nâng cao chất lượng tập hợp, thu hút phụ nữ tham gia hoạt động Hội; đẩy mạnh quảng bá hoạt động Hội; Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ yếu thế, khó khăn, trẻ em mồ côi;

Các cấp Hội cũng chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình tập hợp, thu hút phụ nữ theo lứa tuổi, ngành nghề, sở thích, chuyên đề như CLB chủ nhà trọ, Tổ phụ nữ cao tuổi, CLB phụ nữ nhập cư, CLB phụ nữ ngoại tỉnh, nhóm tự lực, CLB giúp việc gia đình…

Nhờ vậy, tính đến cuối năm 2019, toàn Thành phố đã giảm 38/71 cơ sở có tỷ lệ thu hút phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội dưới 50%; Cuối năm 2020 giảm 33/71 cơ sở còn lại có tỷ lệ thu hút phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội dưới 50%; Đảm bảo đến tháng 01/2021, toàn thành phố không còn cơ sở có tỷ lệ thu hút phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội dưới 50%.

Bàn giải pháp tăng cường tập hợp phụ nữ, phát triển hội viên - ảnh 3
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh khẳng định, để xây dựng Hội vững mạnh cần 3 yếu tố là xây dựng hệ thống tổ chức Hội mạnh từ Trung ương tới cơ sở; đội ngũ cán bộ Hội có năng lực; phát triển lực lượng nòng cốt để tập hợp hội viên.

Để làm tốt 3 yếu tố đó, Phó chủ tịch Trung ương  Hội LHPN Việt Nam yêu cầu các cơ sở quan tâm tới công tác tập hợp, thu hút hội viên. Trong đó, các cán bộ Hội phải thấu hiểu, nắm được văn hóa, tâm lý của đối tượng phụ nữ mình đang vận động, nhất là phụ nữ đặc thù như phụ nữ tôn giáo, dân tộc thiểu số... Đề cập tới việc thời gian qua, một số phong trào như nhảy dân vũ, zumba… đã thu hút được đông đảo chị em phụ nữ tham gia, bà Hạnh cho rằng, bất cứ phong trào nào, nếu có lợi cho hội viên thì hội viên sẽ hưởng ứng. Do đó, các cơ sở Hội cần không ngừng tư duy, sáng tạo, đưa ra các phong trào đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của chị em phụ nữ, thu hút chị em vào tổ chức Hội.

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Tôn Ngọc Hạnh cũng yêu cầu phải nâng cao chất lượng tập huấn đội ngũ cán bộ Hội, trong đó quan tâm đổi mới nội dung tập huấn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn chứ không phải “đến hẹn lại lên”, tập huấn những nội dung cũ.  

 Phó Chủ tịch Hội Tôn Ngọc Hạnh cho biết, Hội sẽ nghiên cứu, từng bước tháo gỡ khó khăn mà Hội LHPN cơ sở đang gặp phải trong công tác quản lý hội viên như triển khai, áp dụng phần mềm quản lý hội viên, ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, theo bà Tôn Ngọc Hạnh, trong quá trình xây dựng xã hội số, chị em phụ nữ không thể đứng ngoài cuộc. Vì vậy, Hội cần đẩy mạnh tuyên truyền để chị em phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng các mô hình về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Xây dựng các mô hình về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

(PNTĐ) - Vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân, tổ chức, cơ sở thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng các mô hình về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; lựa chọn nhân rộng một số mô hình, điểm sáng, gương điển hình về quản lý chất thải, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại cơ sở để nhân rộng trên cả nước
Hội LHPN phường Phú Thượng: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội

Hội LHPN phường Phú Thượng: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội

(PNTĐ) - Với tinh thần “Đoàn kết, trí tuệ và đổi mới và phát triển”, bám sát định hướng chỉ đạo của Quận Hội và sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy phường, đến giữa nhiệm kỳ 2021 – 2026 phong trào và hoạt động của Hội LHPN phường Phú Thượng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.