Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2025

Bàn giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 15/11, tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khuyến nghị nội dung, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số trong giai đoạn tiếp theo".

Hội thảo được tổ chức vào ngày đầu tiên của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, Hội LHPN các cấp trong cả nước đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, thể hiện trách nhiệm chung tay tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ, trẻ em. 

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 là một chính sách quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”  không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xóa bỏ những tập tục có hại đối với phụ nữ, trẻ em mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn.

Bàn giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em  - ảnh 1
Bà Lò Thị Thu Thủy, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu đề dẫn hội thảo, bà Lò Thị Thu Thủy, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, Hội LHPN Việt Nam cho biết: Sau 4 năm triển khai Dự án, tại 40 tỉnh thuộc địa bàn Dự án được cấp ngân sách từ Trung ương đã tập trung vào đẩy mạnh thực hiện các nội dung cụ thể như: tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó vvới bạo lực gia đình; tổ chức các hoạt động đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trr em trong các hoạt động phát triển KTXH; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS và nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị và già làng/trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.

Tính đến hết tháng 10 năm 2024, 4/9 chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8 đã vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn 1, như “Tổ truyền thông cộng đồng”, “Củng cố/thành lập mới Địa chỉ tin cậy”, “Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị”, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”1 ; 15/40 tỉnh đạt và vượt một số chỉ tiêu, như: Hà Giang, Bắc Giang, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Thanh Hoá... góp phần cải thiện rõ rệt nhận thức về các vấn đề bất bình đẳng giới tức đó tác động tới hành động của các cấp, các ngành liên quan và người dân tại các địa bàn Dự án. Dự kiến đến 12/2025, các cấp Hội tiếp tục nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu của Dự án với: 8/9 chỉ tiêu sẽ đạt/hoặc vượt kế hoạch giai đoạn; dự kiến 01 chỉ tiêu không đạt đó là “Hỗ trợ 500 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do Phụ nữ làm chủ/tham gia quản lý ứng dụng khoa học công nghệ” do địa bàn dự án đa phần là vùng đặc biệt khó khăn không có/hoặc có rất ít mô hình sẵn có đáp ứng được yêu cầu để hỗ trợ như mục tiêu đề ra.

Trước những kết quả đã đạt được, chỉ còn 1 năm nữa sẽ kết thúc chương trình, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn,vướng mắc cần tiếp tục có giải pháp khắc phục và thúc đẩy thực hiện để đạt mục tiêu của Chương trình nói chung và Dự án nói riêng. Bên cạnh đó một số rào cản, thách thức vẫn đang tồn tại dai dẳng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi như: việc làm, sinh kế và định hướng nghề nghiệp; hạn chế trong tiếp cận với dịch vụ công, dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, các vấn đề xã hội như tảo hôn, hôn nhân cận huyết, sinh đẻ nhiều; vấn đề về chuyển đổi số; diễn biến của  thiên tai/biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của đồng bào DTTS và miền núi nói chung, trong đó những người yếu thế, bất lợi nhất là phụ nữ và trẻ em. 

Tại hội nghị, các đại biểu cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kết quả triển khai thực hiện chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi thông qua Dự án 8 - Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Đồng thời rà soát những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi cùng những khuyến nghị đề xuất các vấn đề cần tiếp tục được giải quyết trong giai đoạn tới.

Bàn giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em  - ảnh 2
Các đại biểu tham gia hội thảo

Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các ngành liên quan và các chuyên gia, những người quan tâm đến công tác bình đẳng giới cùng trao đổi, chia sẻ thông tin, công bố kết quả nghiên cứu làm nguồn tài liệu, giúp cho việc Hội LHPN Việt Nam hoàn thiện và định hướng chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em DTTS trong thời gian tới.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội chung tay giúp phụ nữ khó khăn huyện Sóc Sơn sửa xây “mái ấm“

Hội LHPN Hà Nội chung tay giúp phụ nữ khó khăn huyện Sóc Sơn sửa xây “mái ấm“

(PNTĐ) - Những ngày này, bà con trong xóm Dược Thượng, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) ai nấy đều vui mừng khi gia đình bà Nguyễn Thị Hiển đã có một ngôi nhà mới khang trang, kiên cố, rộng rãi. Ý nghĩa hơn cả khi đây là "mái ấm" được dựng xây bởi sự chung sức, tình cảm yêu thương của nhiều đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm, trong đó có Hội LHPN Hà Nội.
Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8

Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8

(PNTĐ) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 giai đoạn 2021-2025, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã hỗ trợ thành lập và duy trì hiệu quả 6 tổ truyền thông cộng đồng, 2 địa chỉ tin cậy, 3 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; thí điểm hỗ trợ 8 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng công nghệ; cùng với đó là các hoạt động truyền thông, đối thoại chính sách