Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển các mô hình kinh tế

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021- 2025), thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã và đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp cụ thể, thiết thực. Hội Phụ nữ đã hướng dẫn, hỗ trợ hội viên phụ nữ đổi mới tư duy, cách làm giúp phụ nữ phát triển các mô hình sản xuất, nhân rộng mô hình giúp nhau liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

Nhiều mô hình hiệu quả

Tiến Xuân là xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Thạch Thất, Hà Nội. Nói về Tiến Xuân, chị Bùi Thị Ngọc, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ nhiều hộ gia đình hội viên phụ nữ đồng bào dân tộc Mường tham gia các mô hình phát triển kinh tế thông qua các hình thức cho vay vốn ưu đãi qua các kênh Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, tập huấn hỗ trợ về kiến thức, kỹ thuật…

Với tinh thần mạnh dạn đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, các chị em hội viên phụ nữ đã quyết tâm vượt khó để làm giàu trên mảnh đất quê hương. Song song với việc tham gia Tổ hợp tác phụ nữ chăn nuôi gà thả đồi do Hội thành lập với 15 thành viên mà chị Ngọc kiêm tổ trưởng thì hiện đã có nhiều chị em khác đã mạnh dạn phát triển các mô hình kinh tế đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Điển hình là chị Nguyễn Thị Hường, hội viên phụ nữ thôn 6, xã Tiến Xuân, từ một gia đình khó khăn, một mình nuôi 2 con, chị đã được Hội LHPN xã giúp đỡ học nghề mây giang đan. Lấy ngắn nuôi dài, chị đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất phát triển kinh tế. Với sự nỗ lực cố gắng, tinh thần ham học hỏi, chị Hường đã phát triển mô hình mây giang đan đến nay duy trì được khoảng gần 50 chục công nhân với mức thu nhập trung bình khoảng 5-6 triệu đồng. Trừ chi phí, chị Hường thu về 300 triệu đồng/năm. Hay như các chị Nguyễn Thị Nhung, chị Nguyễn Thị Quyên, chị Vũ Thị Liên là những hội viên không có việc làm ổn đinh, Hội Phụ nữ xã đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách hỗ trợ cho chị em vay vốn, Hội LHPN xã giúp đỡ học nghề, định hướng khởi sự kinh doanh. Đến nay, các chị đã thành công và có thu nhập ổn định. “Các mô hình không chỉ cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình các hội viên, phụ nữ mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hội viên khác và người dân địa phương, qua đó đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 3 hộ, chiếm 0,17%”, chị Bùi Thị Ngọc, Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân chia sẻ.

Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển các mô hình kinh tế - ảnh 1
Chị em hội viên phụ nữ tham gia mô hình chăn nuôi gà thả đồi tại huyện Thạch Thất

Yên Bài là một xã miền núi thuần nông của huyện Ba Vì. Toàn xã có 08 thôn với 1.976 hộ, 9098 nhân khẩu, dân tộc thiểu số chiếm 40% dân số, 80% người dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Chị Nguyễn Thị Mỹ Bính, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Bài cho biết: Phong trào phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo được Hội phụ nữ xã triển khai từ năm 2018, bước đầu có hiệu quả, Hội Phụ nữ đã hỗ trợ giúp đỡ được 6 phụ nữ khởi sự kinh doanh vay vốn  ưu đãi tại các ngân hàng với tổng tiền là 350 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều mô hình thiết thực hiệu quả được Hội Phụ nữ triển khai, tiêu biểu như: Mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa được thành lập với tổng số 30 thành viên. Năm 2019, Hội LHPN xã là một trong 3 xã của huyện được thụ hưởng nguồn vốn của dự án Bò sữa do TƯ và Thành hội triển khai tại huyện Ba Vì. Mỗi hộ gia đình được nhận hỗ trợ vốn vay 25 triệu đồng để phát triển chăn nuôi  bò sữa đồng thời được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao  khoa học kỹ thuật về chăn nuôi bò sữa, cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn bò… Từ nguồn vốn dự án, đã giúp chị em trong tổ có vốn để đầu tư vào phát triển đàn bò; đồng thời Hội đã thành lập mô hình Tổ liên kết chăn nuôi bò sữa đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế có nhiều hộ vay đã thoát nghèo, cận nghèo, nâng cao mức sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ phát triển kinh tế

Thực hiện dự án 8, thời gian qua, nhiều hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn 5 huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai và Thạch Thất, nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã triển khai hiệu quả như: Hội đã tuyên truyền vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm (thông qua các Tổ truyền thông cộng đồng). Nhiều cuộc tập huấn, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu kiến thức bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em, hoạt động phản biện xã hội, đóng góp ý kiến vào dự thảo các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Để “tiếp sức” giúp cho phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế làm giàu trên mảnh đất quê hương, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch hội LHPN Hà Nội cho biết: Thời gia qua, các cấp Hội Phụ nữ đã và đang thực hiện mô hình “Giúp phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ”. Năm 2023, với mô hình “Giúp phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ”, Hội đã đã giúp 13 hộ nghèo, 83 hộ cận nghèo nâng cao mức sống, bằng các biện pháp như tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề miễn phí, trợ cấp, tín chấp cho vay vốn, hỗ trợ cây, con giống, lương thực, thức ăn gia súc, phân bón, ngày công…

Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển các mô hình kinh tế - ảnh 2
Chị em phụ nữ tham gia phát triển mô hình kinh tế nghề Mây giang đan

Bên cạnh đó, Hội phụ nữ nâng cao nhận thức cho phụ nữ về vai trò, vị trí của kinh tế tập thể; chủ động tư vấn, hỗ trợ thành lập và vận hành hoạt động của mô hình Hợp tác xã, Tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở địa phương theo hướng liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, khôi phục phát huy nghề truyền thống và tài nguyên bản địa, tạo việc làm cho lao động nữ. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn 13 xã tại 5 huyện đã hỗ trợ thành lập 1 HTX Nông sản an toàn; 1 Tổ hợp tác; 3 Tổ liên kết với hàng chục thành viên là phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia…

Cùng với đó, Hội Phụ nữ còn triển khai một số dự án: Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa (tại 3 xã Tản Lĩnh, Yên Bài, Vân Hòa - huyện Ba Vì từ tháng 7/2019 - 7/2022 với nguồn vốn gốc là 2 tỷ đồng). Trong chu kỳ thực hiện dự án đã tổ chức giải ngân vốn 25 đợt cho 244 lượt hộ gia đình để phát triển chăn nuôi bò sữa, đã phát 112 con bò sữa mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ vay, (trong đó 3 hộ thoát nghèo, 15 hộ thoát cận nghèo, 164 hộ khó khăn nâng cao mức sống). Dự án “Cộng đồng thực hành phương pháp nông nghiệp tương hợp năng lượng” hỗ trợ 3 xã Khánh Thượng, Minh Quang, Yên Bài, huyện Ba Vì phát triển rừng và tạo sinh kế dưới tán rừng cho gia đình hội viên phụ nữ…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui nhân đôi khi mái ấm tình thương về

Niềm vui nhân đôi khi mái ấm tình thương về

(PNTĐ) - Phát huy truyền thống “Thương người như thể thương thân”, nhằm góp phần ổn định an sinh xã hội và chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, báo Phụ nữ Thủ đô đã trao "Mái ấm tình thương" cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại phường Phúc Xá, Ba Đình.
Tôn vinh những bông hoa tháng 10

Tôn vinh những bông hoa tháng 10

(PNTĐ) - Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, lần đầu tiên, Hội LHPN Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ I và biểu dương Chủ tịch Hội LHPN cấp huyện tiêu biểu toàn quốc. Đây là những tấm gương cán bộ Hội chuyên trách các cấp, những điển hình tiêu biểu xuất sắc, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong phong trào phụ nữ và công tác Hội, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Báo Phụ nữ Thủ đô trân trọng giới thiệu một số tấm gương phụ nữ tiêu biểu được vinh danh.
Hội LLHPN quận Đống Đa phát động triển khai Mô hình 3 Xanh

Hội LLHPN quận Đống Đa phát động triển khai Mô hình 3 Xanh

(PNTĐ) - Sáng 9/10, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận tổ chức Chương trình nói chuyện chuyên đề với chủ đề Hào khí Thăng Long - Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); phát động triển khai Mô hình 3 Xanh trong các cấp hội phụ nữ quận Đống Đa.