Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội kịp thời lên tiếng những vụ việc xâm hại, bạo lực

Chia sẻ

Ngày 25/2, Hội LHPN TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động Đề án 938 năm 2022, truyền thông nâng cao nhận thức lồng ghép giới và pháp luật về bình đẳng giới. Hội nghị nằm trong khuôn khổ thực hiện chương trình công tác Hội năm 2022.

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Hiền Thuý, Chánh văn phòng Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, hàng năm Hội LHPN Hà Nội chủ động xây dựng Kế hoạch gắn với chủ đề của ban điều hành Trung ương và nhiệm vụ trọng tâm của thành phố, đưa các nội dung, chỉ tiêu của đề án trong kế hoạch năm, có tiêu chí cụ thể. Hội LHPN Hà Nội ký kết các chương trình, kế hoạch liên ngành 4 kế hoạch, chương trình phối hợp thực hiện Đề án; Xây dựng các Kế hoạch thực hiện các nội dung theo từng chủ đề triển khai trong các cấp, các ngành và tổ chức Hội.

Toàn cảnh hội nghịToàn cảnh hội nghị

Thành Hội và các cấp Hội thường xuyên tổ chức tập huấn đến cán bộ Hội, cán bộ các sở ngành và cán bộ Hội chuyên trách; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ như: Tập huấn, hội thảo, tọa đàm, hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm...; tổ chức các sự kiện truyền thông, tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và trẻ em về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới; hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh; các vấn đề về An toàn vệ sinh thực phẩm...

Bên cạnh đó, Hội cũng đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền với các nội dung, hình thức đa dạng phù hợp tới các nhóm đối tượng phụ nữ, ưu tiên các nhóm phụ nữ đặc thù (phụ nữ có nguy cơ vi phạm pháp luật, phụ nữ dễ bị tổn thương, phụ nữ khó khăn ít tiếp cận thông tin...), các địa bàn trọng điểm có nhiều phức tạp về trật tự xã hội, các điểm nóng, những nơi nhân dân có nhiều bức xúc...; xây dựng và nhân rộng các mô hình tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư; mô hình hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát chính sách một số vấn đề xã hội có liên quan đến nội dung của đề án…

Bà Nguyễn Thị Hiền Thuý, Chánh văn phòng Hội LHPN TP Hà Nội đánh giá kết quả Đề án 928 giai đoạn 2018-2021 và Triển khai kế hoạch hoạt động Đề án năm 2022Bà Nguyễn Thị Hiền Thuý, Chánh văn phòng Hội LHPN TP Hà Nội đánh giá kết quả Đề án 928 giai đoạn 2018-2021 và Triển khai kế hoạch hoạt động Đề án năm 2022.

Sau 4 năm triển khai Đề án, giai đoạn từ 2018-2021, các cấp Hội đã chủ động tham mưu hoàn thành tốt các nội dung của Đề án 938, có nhiều chỉ tiêu vượt cao so với kế hoạch đề ra. Các cấp, các ngành đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sáng tạo trong triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển. Tính đổi mới thể hiện trong cách thức chỉ đạo các hình thức tuyên truyền theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet.

Các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và thay đổi hành vi của các cấp, các ngành trong giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Quan tâm xây dựng và nhân rộng các mô hình mới tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ phù hợp tại các địa bàn đặc thù, địa phương có những vấn đề xã hội bức xúc. Chủ động nắm bắt thông tin, vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em, qua đó thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ, phối hợp xác minh, lên tiếng kịp thời, đề xuất các cơ quan giải quyết vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em…

Cụ thể, Thành phố có 750.000 hội viên, phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; về giáo dục làm cha mẹ; khả năng, vai trò của phụ nữ trong bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; 100% cán bộ chuyên trách của các cơ quan tham gia triển khai Đề án được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội. Hơn 2.500 đối tượng phụ nữ thiếu kiến thức, kỹ năng, có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật trong các vấn đề xã hội nổi cộm được lựa chọn tác động có chuyển biến tích cực về hành vi; 350.000 phụ nữ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực giới, bạo lực gia đình sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực. 579/579 xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 1 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên có thể nhân rộng. Hàng năm, 100% các vụ xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em được Hội kịp thời lên tiếng…

Báo cáo viên tập huấn về lồng ghép giới trong chính sách pháp luậtBáo cáo viên tập huấn về truyền thông nâng cao nhận thức về lồng ghép giới và pháp luật về bình đẳng giới.

Tại hội nghị, các đại biểu được tập huấn về lồng ghép giới và pháp luật, chính sách về bình đẳng giới. Theo TS Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, báo cáo viên chương trình cho biết, bình đẳng giới được quy định cụ thể trong các chính sách pháp luật quốc tế và của Việt Nam. Mục tiêu của bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho cả nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Theo đó, để thúc đẩy bình đẳng giới, cần quy định tỷ lệ nam nữ hoặc đảm bảo tỷ lệ nữ thích đáng tham gia thụ hưởng, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định nữ được quyền lựa chọn hoặc ưu tiên trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam… Đồng thời, các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới còn quy định trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền bình đẳng giới trong tổ chức, tham gia giám sát thực hiện pháp luật…

HỒNG NHUNG 

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

(PNTĐ) - Nhằm tiếp tục đưa hoạt động ủy thác cho vay để giải quyết việc làm cho hộ cận nghèo, đối tượng chính sách từ nguồn vốn vay của ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSSH) được hiệu quả, kịp thời phát hiện vấn đề cần khắc phục…  thời gian qua, Hội LHPN quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát với công tác ủy thác cho vay trên địa bàn quận.
Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

(PNTĐ) - Tối 22/4, Hội LHPN quận Đống Đa tổ chức “Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo”. Phó chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đến dự.