Đan Phượng viết tiếp truyền thống “Ba đảm đang” trong xây dựng quê hương

Chia sẻ

Những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát huy truyền thống quê hương “người gái đảm” - các cấp Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng đã tích cực thi đua xây dựng nông thôn mới.

Những con đường bích họa giúp thay đổi diện mạo nông thôn tại xã Đan PhượngNhững con đường bích họa giúp thay đổi diện mạo nông thôn tại xã Đan Phượng (Ảnh: Trọng Tùng)

Đan Phượng có xuất phát điểm thấp so với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bình quân các xã chỉ đạt 10/19 tiêu chí. Hạ tầng kinh tế xã hội chưa đồng bộ, nhiều công trình xuống cấp chưa được đầu tư. Ngay sau khi có các văn bản chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Hội LHPN Hà Nội, Ban Chấp hành Hội LHPN huyện Đan Phượng đã cụ thể hóa thành kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, tổ chức phát động phong trào thi đua với chủ đề “Phát huy truyền thống phụ nữ Ba đảm đang, truyền thống quê hương người gái đảm - cán bộ, hội viên, các tầng lớp PN Đan Phượng làm nòng cốt, tích cực, đi đầu hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Hội LHPN Đan Phương đã tích cực tham gia huy động nguồn lực, xác định những hoạt động cụ thể gắn việc triển khai 8 tiêu chí của cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hội tuyên truyền vận động 128 hộ cán bộ, hội viên phụ nữ tự nguyện hiến hơn 1.680m2 đất thổ cư và 80,8m2 đất nông nghiệp trị giá hàng chục tỷ đồng để xây dựng chỉnh trang đường làng, ngõ xóm. Hội đã đảm nhận 136 đoạn đường ngõ xóm với tổng chiều dài 2.450m, đóng góp gần 5 tỷ đồng và hơn 5.600 ngày công lao động.

Để giúp phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Huyện hội đã đứng ra ủy thác, tín chấp vay vốn của Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT với số dư nợ hiện đang quản lý gần 300 tỷ đồng cho 5.300 thành viên vay; thực hiện tốt các mô hình phụ nữ tiết kiệm. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 182 lớp tập huấn, hỗ trợ kiến thức chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển giao KHKT. Phối hợp với các ngành chức năng mở 79 lớp dạy nghề cho 3.075 lao động và giới thiệu việc làm cho hơn 5.000 lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Toàn huyện đã chuyển đổi 1.375,8ha từ trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao. Các hoạt động hỗ trợ PN phát triển kinh tế của các cấp Hội đã góp phần đưa thu nhập bình quân của người dân năm 2019 đạt 53,8 triệu đồng/người/năm. Trong 10 năm, các cấp Hội PN Đan Phượng đã giúp hơn 1.040 hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo, ra khỏi diện cận nghèo...

Đối với các tiêu chí văn hóa, an ninh trật tự xã hội, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội xây dựng 81 chi hội PN văn minh trong việc cưới, việc tang. Huyện Hội và cơ sở đảm nhận tuyên truyền,vận động và tổ chức hơn 63 đám cưới điểm theo mô hình cưới văn minh tiết kiệm tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đánh giá cao, 100% đám tang thực hiện tang văn minh tiến bộ; Phối hợp thực hiện tốt việc quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và TNXH, phân công theo dõi, giúp đỡ chồng, con hội viên cai nghiện sau 2 năm không tái nghiện… Tỷ lệ gia đình hội viên đạt gia đình 5 không, 3 sạch, gia đình văn minh hạnh phúc hàng năm đạt từ 86,5 đến 92%.

Có thể nói những năm qua, Đan Phượng luôn là một trong những địa phương đi đầu, làm điểm trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP. Đến hết năm 2015, toàn bộ 15/15 xã trong huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đan Phương là huyện đầu tiên của TP Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay toàn huyện đã có 9/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện phấn đấu cuối năm 2020 toàn bộ 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Những kết quả trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đan Phượng có sự đóng góp tích cực, quan trọng của các cấp Hội, các tầng lớp phụ nữ trong huyện, tiếp tục khẳng định vai trò, khả năng to lớn, ý chí vươn lên, tinh thần sáng tạo, sẵn sàng cống hiến cho quê hương, đất nước của phụ nữ Đan Phượng. Ghi nhận những kết quả ấy, năm 2010, phụ nữ Đan Phượng đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng cờ “Đơn vị đã phát huy truyền thống phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” trong thời kỳ đổi mới”.

NGUYỄN THỊ BẢY
(Chủ tịch Hội LHPN huyện Đan Phượng)

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng 3/5, thiết thực kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm đã tổ chức chương trình Gặp măt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; hội thi tìm hiểu kiến thức về “70 năm chiến thắng Điện Biên phủ”.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

(PNTĐ) - Thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã có chuyến hành trình về tỉnh Điện Biên khánh thành, bàn giao "Công trình cho em" cho thầy, cô giáo và học sinh tại điểm trường Trung học phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

(PNTĐ) - Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh đã đồng loạt ra quân, tổng vệ sinh môi trường nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, duy trì phong trào “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp”, tích cực xây dựng “Đoạn đường xanh - sạch - đẹp - nở hoa” gắn với chấp hành các quy định về trật tự văn minh đô thị, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

(PNTĐ) - Thôn Dương Cốc (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai) là mảnh đất lành cho bộ môn nghệ thuật tuồng bén rễ, phát triển và trở thành máu thịt của người làng hơn nửa thế kỷ nay... Gắn bó cùng dòng chảy ấy, nữ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Huyền không chỉ giữ gìn nghệ thuật truyền thống của địa phương mà còn mang lời ca, tiếng hát để tuyên truyền, vận động, phát triển công tác Hội Phụ nữ.