Các nhà khoa học nữ trong trận chiến chống Covid-19:

Đằng sau những cống hiến là sự hy sinh thầm lặng

NGUYỄN LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 27/5/2022, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Các nhà khoa học nữ trong trận chiến chống Covid-19”. Đây là sự kiện nhằm tăng cường hiểu biết, chia sẻ thông tin và tôn vinh những đóng góp của các nhà khoa học nữ trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn cuộc sống, đặc biệt trong công tác phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam.

GS.TS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam và TS. Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam chủ trì hội thảo. Hội thảo được tổ chức thành 2 phiên thảo luận với các tham luận, trao đổi về: Sự đóng góp của các nhà khoa học nữ trong nghiên cứu phân lập và nuôi cấy thành công virus SARS-CoV-2, tham gia chiến dịch vắc-xin, điều trị người bệnh và nghiên cứu bào chế sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid-19…

Các diễn giả và người tham dự đã có những khoảnh khắc đặc biệt khi cùng nhìn lại và chia sẻ về những khó khăn, vất vả và tinh thần chiến đấu hết mình trong cuộc chiến chống Covid-19 đầy cam go, ác liệt. Ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, sự cân đối giữa gia đình và công việc, giữa nhu cầu cá nhân và tinh thần cống hiến cho tập thể, đất nước... những cảm xúc đặc biệt đã được các nhà nữ khoa học chia sẻ tại hội thảo và trở thành ngọn lửa nhiệt huyết thúc đẩy hơn nữa tinh thần, ý chí phấn đấu, vượt mọi thách thức, khó khăn để hành động và bước đến thành công dành cho tất cả mọi người.

Câu chuyện của TS. Hoàng Vũ Mai Phương, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ khiến nhiều chị em có mặt tại hội thảo không khỏi xúc động vì những vất vả mà chị và các đồng nghiệp khác đã trải qua những ngày đầu cuộc chiến chống dịch. Đó là những ngày gần như ăn ngủ triền miên tại phòng thí nghiệm để nghiên cứu virus SARS-CoV-2, những ngày tham gia phòng chống dịch với việc đi lấy mẫu bệnh phẩm, ở các tâm dịch như Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Đà Nẵng, rồi sau đó là Hải Dương, Bắc Ninh - Bắc Giang, TP HCM và các tỉnh phía Nam, Hà Nội...

Thu thập mẫu là công việc phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi nhiễm Covid-19, thời điểm lấy mẫu là thời điểm mà khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành cao nhất, thế nhưng cùng với các đồng nghiệp nam, các “nữ chiến binh” của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đã không ngại khó khăn, nguy hiểm hoàn thành nhiệm vụ lấy mẫu và chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm…

TS. Hoàng Vũ Mai Phương cho biết, để vượt qua những giai đoạn vô cùng khó khăn trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 thì hậu phương của những nhà khoa học nữ rất quan trọng, giúp các chị yên tâm chống dịch.

Chia sẻ tại Hội thảo, BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền (bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) đã rất xúc động khi nhớ lại quãng thời gian phòng chống dịch mà với chị là "cơn ác mộng". Bởi bệnh viện nơi chị đang công tác chính là tuyến đầu và cũng là tuyến cuối trong phòng chống đại dịch Covid-19. Đối diện với sự khủng khiếp của đại dịch, những nhân viên y tế nữ như chị đều cảm thấy hoang mang, sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, bất an.

"Hoang mang khi không biết rõ về căn nguyên gây bệnh, về cách điều trị, về phương án chống dịch. Sợ hãi khi chứng kiến tốc độ lây và mức độ nặng của bệnh ở thời gian đầu khi chưa có vắc-xin, khi phải chứng kiến tử vong và gói xác bệnh nhân, khi nghe tin người nhà mắc bệnh. Lo lắng, căng thẳng khi số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, khi không đủ giường bệnh, khi xa gia đình quá lâu, đặc biệt với những phụ nữ có con nhỏ.

Đằng sau những cống hiến là sự hy sinh thầm lặng - ảnh 1
BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ) chia sẻ: Mong ước của tôi là đại dịch Covid-19 không bao giờ lặp lại Ảnh P.V

Bất an khi không rõ thời gian có thể về nhà với gia đình, khi không biết liệu mình có bị nhiễm bệnh không, có bị phạt khi nhiễm bệnh không. Bất an về kinh tế để lo cho gia đình, về việc gia đình có ổn không khi thiếu bàn tay người phụ nữ…"- bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền chia sẻ tại hội thảo.

Cùng với đó, hội thảo đã ghi nhận nhiều chia sẻ của các nhà khoa học nữ. Họ đều có điểm chung là dù bị ràng buộc nhiều hơn với trách nhiệm gia đình trong đại dịch nhưng vẫn duy trì kỷ luật lao động khoa học nghiêm túc và hết mình. Những cống hiến, hy sinh của những nhà khoa học nữ đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

(PNTĐ) - Nhằm tiếp tục đưa hoạt động ủy thác cho vay để giải quyết việc làm cho hộ cận nghèo, đối tượng chính sách từ nguồn vốn vay của ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSSH) được hiệu quả, kịp thời phát hiện vấn đề cần khắc phục…  thời gian qua, Hội LHPN quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát với công tác ủy thác cho vay trên địa bàn quận.
Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

(PNTĐ) - Tối 22/4, Hội LHPN quận Đống Đa tổ chức “Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo”. Phó chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đến dự.