Đẩy mạnh bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chi Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) được tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động của địa phương, cộng đồng, có tiếng nói và được tôn trọng trong gia đình sẽ góp phần thực hiện hiệu quả bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đó cũng chính là một trong những nội dung quan trọng để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Cùng với cả nước, Thủ đô Hà Nội đã và đang có nhiều cách thức giúp phụ nữ vùng DTTS và miền núi nâng cao vai trò, vị thế, có nhiều cơ hội cải thiện và nâng cao đời sống, thực hiện bình đẳng giới…

Giúp chị em tiếp cận thông tin đa dạng, bằng nhiều hình thức

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 257/KH-UBND về triển khai Dự án 8 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó, giao cho Hội LHPN Thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ triển khai thực hiện Dự án 8 trên địa bàn Thành phố.

Dự án 8 được thiết kế với 8 chỉ tiêu cốt lõi và nhiều hoạt động can thiệp, tập trung vào: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; hỗ trợ phụ nữ chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ vùng DTTS và miền núi; Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Các hoạt động đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Hội LHPN Hà Nội đã cùng các sở, ngành, UBND 5 huyện chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện các nội dung Dự án 8 một cách nghiêm túc.

Đẩy mạnh bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi - ảnh 1
Hội thi “Tuyên truyền viên tài năng, duyên dáng” phụ nữ DTTS huyện Quốc Oai.

Có thể kể đến một số hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án 8, được thực hiện đã góp phần trang bị thêm kiến thức về bình đẳng giới cho chị em phụ nữ vùng DTTS như: Liên hoan văn hóa “Phụ nữ DTTS hành động vì bình đẳng giới” năm 2023 tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất. Tại chương trình liên hoan, thành viên các tổ truyền thông cộng đồng và hội viên, phụ nữ của 13 thôn thuộc địa bàn DTTS và miền núi đến từ hai xã Tiến Xuân, Yên Bình (huyện Thạch Thất) đã trình diễn các tiết mục văn nghệ phong phú, đặc sắc, góp phần tuyên truyền, tôn vinh, quảng bá nét đẹp văn hóa của đồng bào; nâng cao năng lực truyền thông về bình đẳng giới cho thành viên các Tổ truyền thông cộng đồng.

Ngoài ra, còn có hoạt động trưng bày và giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp, sáng tạo, sản phẩm nghề truyền thống của phụ nữ DTTS và nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ. Hay hội thi “Tuyên truyền viên tài năng, duyên dáng” phụ nữ DTTS huyện Quốc Oai. những chi hội trưởng, hội viên xuất sắc tại các chi hội của hai xã Đông Xuân và Phú Mãn. Tham gia hội thi, các thí sinh đã tạo nên màn trình diễn phong phú, ấn tượng, thể hiện được vẻ đẹp tinh tế, giản dị, đằm thắm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Đồng thời khẳng định, tôn vinh giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam, giới thiệu bản sắc văn hóa đặc trưng của phụ nữ các dân tộc nói chung và của đồng bào dân tộc Mường ở Đông Xuân và Phú Mãn nói riêng.

Kêu gọi sự chung tay của cả cộng đồng

Thực tế tại Hà Nội, theo đánh giá của Ban Dân tộc - UBND Thành phố, các chỉ tiêu về chăm sóc, bảo vệ trẻ em và bình đẳng giới của thành phố đều đạt và vượt. Công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới và phòng, chống mua bán người được quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Các mục tiêu bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn Thủ đô cơ bản hoàn thành.

Phó Trưởng Ban Dân tộc Hà Nội Nguyễn Phúc Hải cho biết, thời gian tới, Ban sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu về giới trong gia đình và cộng đồng, cùng những tập tục văn hóa có hại.

Ban Dân tộc Hà Nội cũng sẽ tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nhằm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

Đẩy mạnh bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi - ảnh 2
Một cảnh trong tiểu phẩm tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới do người Dao xã Ba Vì thực hiện tại Ngày hội Bình đẳng giới do Hội LHPN Hà Nội tổ chức tháng 10/2023.

Bình đẳng giới chẳng cần là điều gì đó cao xa, chỉ đơn giản là ấm êm trong mỗi nếp nhà. Câu chuyện ở các gia đình người Dao xã Ba Vì, huyện Ba Vì cho thấy rõ điều đó. Làm thuốc nam là nghề gia truyền trong mỗi gia đình, dòng họ ở đây. Phụ nữ Dao có những phẩm chất tốt đẹp như: cần cù, tỉ mỉ, chịu khó học hỏi, lại có trái tim nhân hậu nên thường được gia đình truyền nghề cho.

Vì thế, các bà, các cô có vai trò rất lớn trong việc duy trì và phát triển 4 bước y lý cổ truyền của dân tộc: Trị bệnh, khỏi bệnh, chống tái phát và tiệt nọc bệnh. Khi người phụ nữ lo việc ngoài xã hội, giữ gìn truyền thống của cha ông, đồng thời tạo ra thu nhập cho gia đình thì người đàn ông sẵn sàng chủ động chia sẻ việc nhà, nấu cơm, dọn nhà, trông coi ruộng vườn, đón đưa cháu đi học... để người phụ nữ có thêm thời gian dành cho công việc; đồng thời họ tham gia vào những phần việc cần độ bền sức khoẻ như vào rừng sâu tìm hái, thái, phơi nguyên liệu, bốc xếp… Sự chia sẻ hợp lý ấy giúp hạnh phúc gia đình được gìn giữ, vợ chồng ít cãi vã, là nếp sống văn minh lan tỏa ở một vùng DTTS.

Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy, phụ nữ DTTS vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng so với nam giới trên nhiều lĩnh vực. Trong đội ngũ cán bộ, nữ DTTS chiếm tỷ lệ rất ít. Vai trò của phụ nữ DTTS trong gia đình chưa được coi trọng như nam giới. Ở lĩnh vực giáo dục, trẻ em gái DTTS cũng bị hạn chế trong học tập hơn trẻ em nam. Bên cạnh đó, vấn đề bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS vẫn còn là nhức nhối.

Vì vậy, trong thời gian tới, theo TS Hoàng Thị Kim Oanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi, cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Đó là cần nghiên cứu, ban hành những chính sách đặc thù đối với phụ nữ vùng DTTS để giảm thiểu những rào cản, khó khăn về điều kiện, cơ hội… của họ so với nam giới và so với phụ nữ ở các vùng, miền khác; Chính quyền các cấp, nhất là ở vùng đồng bào DTTS, cần tăng cường phổ biến, quán triệt, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng.

Ngoài ra cũng cần tăng cường sự phối hợp, đoàn kết, thống nhất giữa các tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đặc biệt phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ thôn, bản, nhất là đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng người DTTS, bởi lời nói, hành động của họ thường được đồng bào dân tộc tin tưởng làm theo.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

 Bà tổ trưởng dân phố gương mẫu luôn “nói đi đôi với làm“

Bà tổ trưởng dân phố gương mẫu luôn “nói đi đôi với làm“

(PNTĐ) - Luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, để tìm đưa ra những giải pháp kịp thời phù hợp, bà Vũ Thị Toán, tổ trưởng Tổ dân phố số 7, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội được mọi người tin tưởng, quý mến. Không chỉ là người đảng viên gương mẫu đi đầu mà bà còn luôn tạo được sự đồng thuận trong cán bộ đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của nhà nước và thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua tại cơ sở.
Giúp lao động di cư có nơi ở trọ an toàn, chất lượng

Giúp lao động di cư có nơi ở trọ an toàn, chất lượng

(PNTĐ) - Hội LHPN Hà Nội vừa phối hợp với Tổ chức di cư quốc tế IOM tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Nâng cao chất chỗ ở đảm bảo an toàn và đáp ứng tiêu chí đề ra cho lao động di cư trong nước và gia đình tại Việt Nam”. Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh chủ trì hội nghị.
Hội LHPN Hà Nội: Thăm, chúc Tết Sư đoàn Phòng không 361 và đơn vị trực thuộc

Hội LHPN Hà Nội: Thăm, chúc Tết Sư đoàn Phòng không 361 và đơn vị trực thuộc

(PNTĐ) - Ngày 14/1/2025, các đồng chí Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Ủy viên BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cùng Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 361 và một số đơn vị chiến đấu trực thuộc Sư đoàn.
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: 10 dấu ấn/hoạt động nổi bật trong công tác Hội năm 2024

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: 10 dấu ấn/hoạt động nổi bật trong công tác Hội năm 2024

(PNTĐ) - Năm 2024, Các cấp Hội Phụ nữ toàn quận Hoàn Kiếm đổi mới, sáng tạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và nhiệm vụ chính trị của quận, thành phố. Nhiều mô hình, công trình, phần việc cụ thể, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tham gia, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
 Trao “cần câu”, không chỉ trao “con cá”!

Trao “cần câu”, không chỉ trao “con cá”!

(PNTĐ) - Những ngày giáp Tết nguyên đán Ất Tỵ, trong không khí lạnh se sắt của miền sơn cước, khi núi rừng vẫn còn chưa thức giấc, đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội với sự đồng hành của Hội LHPN tỉnh Nghệ An đã lên đường đến với những bản làng xa xôi để trao tận tay bà con những phần quà Tết, những nguồn tiền hỗ trợ xây mái ấm, trao sinh kế ấm áp tình cảm của chị em phụ nữ Thủ đô.