Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vụ việc, bảo vệ phụ nữ, trẻ em

Chia sẻ

Sáng ngày 15/4, tại UBND huyện Thanh Trì, Hội LHPN Hà Nội tổ chức Hội thảo tập huấn “Nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ phụ nữ chủ động tham gia giải quyết vụ việc, bảo vệ phụ nữ, trẻ em”. Đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội chủ trì Hội thảo.

Tới dự Hội thảo, tập huấn còn có các đồng chí đại diện lãnh đạo Phòng Lao động thương binh và xã hội, Phòng Văn hóa thể thao, Phòng Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Hội luật gia; lãnh đạo và cán bộ phong trào Hội LHPN cấp huyện và cơ sở, đại diện các mô hình hỗ trợ tham gia giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ  của 5 quận, huyện: Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.Toàn cảnh buổi Hội thảo, tập huấnToàn cảnh buổi Hội thảo, tập huấn

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Lê Thị Thiên Hương cho biết, buổi Hội thảo tập huấn nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn ý kiến các ngành về các giải pháp nâng cao chất lượng của các mô hình hỗ trợ tham gia giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Thị Thiên Hương, những năm qua, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo, các cấp Hội phụ nữ đã triển khai hoạt động tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ, tham gia giải quyết kịp thời các vụ việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Nhiều mô hình tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ phụ nữ đã được thành lập tại các cấp Hội.Đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội chủ trì hội thảoĐồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội chủ trì hội thảo

Tính đến nay, các cấp Hội đang duy trì, nhân rộng nhiều mô hình tuyên truyền pháp luật tại cộng đồng về các lĩnh vực và theo từng nhóm phụ nữ khác nhau như: 122 Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”, 110 “Nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật”, 15 Câu lạc bộ “Phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em”, 21 Câu lạc bộ “Phụ nữ và gia đình thực hiện an toàn giao thông”, 258 Câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, 10 Câu lạc bộ “Phụ nữ lên tiếng uống có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông”, 1 nhóm “Phụ nữ khuyết tật tự lực”, 1.561 chi hội “Thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm” với 56.448 hội viên phụ nữ tham gia, 1943 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 158 nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật tại cộng đồng, 436 tủ sách pháp luật, 20 nhóm tự lực, 20 nhóm nòng cốt, 15 điểm cung cấp thông tin tại cộng đồng, 5 Câu lạc bộ “Nữ lao động nhập cư”, 36 Câu lạc bộ “Giới và gia đình”, 56 Câu lạc bộ “Nuôi dạy con tốt”, 18 Câu lạc bộ “Nuôi con bằng sữa mẹ”.Đồng chí Dương Thị Lý Anh, Trưởng ban Chính sách Luật pháp, Hội LHPN TP Hà Nội tập huấn kỹ năng cho các cán bộ HộiĐồng chí Dương Thị Lý Anh, Trưởng ban Chính sách Luật pháp, Hội LHPN TP Hà Nội tập huấn kỹ năng điều hành hoạt động các mô hình và quy trình Hội LHPN các cấp tham gia giải quyết các vụ việc, lên tiếng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em

Thực hiện Đề án 938 của Chính phủ Tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ”, Hội LHPN Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng mô hình liên ngành tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em từ cấp Thành phố đến cơ sở: Ở cấp Thành phố đã thành lập Hội đồng Tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; Cấp quận huyện và cơ sở đến nay đã thành lập được 64 tổ “Tư vấn giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em” với sự tham gia đầy đủ các cơ quan tố tụng, ngành lao động, hội phụ nữ và các chuyên gia pháp luật; Thí điểm mô hình “Thành phố An toàn, thân thiện đối với phụ nữ và trẻ em gái” tại 6 quận/huyện (Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Long Biên, Thanh Xuân, Ứng Hòa, Đồng Anh), bên cạnh những hoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ, trẻ em, mô hình đã có nhiều hoạt động hướng tới đề xuất chính sách, hỗ trang thiết bị, cơ sở vật chất xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho phụ nữ, trẻ em; thí điểm mô hình “Làng quê an toàn”  tại xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên với 12 tiêu chí an toàn và 5 yếu cần có. Các mô hình đã bước đầu xây dựng các tiêu chí về môi trường sống an toàn, lành mạnh, không có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em và được các cấp chính quyền ủng hộ.Hội thảo thu hút đông đảo các cán bộ Hội của 5 quận, huyện tham gia và đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quanHội thảo thu hút đông đảo các cán bộ Hội của 5 quận, huyện tham gia và đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan

Ngoài ra, một số đơn vị Hội LHPN quận huyện sáng tạo xây dựng mới các mô hình thiết thực, phù hợp với từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu của hội viên phụ nữ như Mô hình Xây dựng Nhà trọ an toàn (huyện Đông Anh); CLB Gia đình nói không với bạo lực; Chi hội Phụ nữ sử dụng làn khi đi chợ; Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ; nhóm Phụ nữ khuyết tật tự lực,…

“Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018-2027”, thực hiện giai đoạn 2 là “Tập trung hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi hành vi thông qua các mô hình, điển hình đã được xây dựng; phát huy tính chủ động của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề xã hội liên quan; nghiên cứu đề xuất chính sách”. Hội LHPN Hà Nội đã đề xuất UBND Thành phố tiếp tục ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 27/01/2022 về Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2026” - đồng chí Lê Thị Thiên Hương nhấn mạnh.Đồng chí Bùi Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Trì chia sẻ tại hội thảoĐồng chí Bùi Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Trì chia sẻ tại hội thảo

Tại Hội thảo, tập huấn, đồng chí Dương Thị Lý Anh, Trưởng ban Chính sách luật pháp, Hội LHPN TP Hà Nội chia sẻ về kỹ năng điều hành hoạt động các mô hình và quy trình Hội LHPN các cấp tham gia giải quyết các vụ việc, lên tiếng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gồm 5 bước: Tiếp cận thông tin, phân tích vụ việc, làm việc với cơ quan chức năng, phát ngôn, tư vấn, trợ giúp trong từng vụ việc, theo dõi, giám sát giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng…Đồng chí Nguyễn Thị Vi, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên chia sẻ về mô hình làng quê an toàn tại xã Phú túcĐồng chí Nguyễn Thị Vi, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên chia sẻ về mô hình làng quê an toàn tại xã Phú Túc

Hội thảo, tập huấn cũng đã ghi nhận 9 ý kiến phát biểu, thảo luận của các đại biểu về  thực trạng tính hiệu quả, thiết thực các mô hình tuyên truyền, tư vấn pháp luật, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em tại cộng đồng và đề xuất giải pháp trong thời gian tới; thực trạng tình hình bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn Thành phố và vai trò của Hội Phụ nữ tham gia giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em; đề xuất giải pháp tới các cơ quan chức năng và các cấp Hội tham gia hiệu quả giải quyết các vụ việc xâm hại phụ nữ, trẻ em kịp thời, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho phụ nữ, trẻ em. Bên cạnh đó, chia sẻ công tác phối hợp với Hội PN trong tuyên truyền pháp luật, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho phụ nữ, trẻ em và đề xuất giải pháp phối hợp hiệu quả giữa Hội PN và các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể.Các đại biểu đã đóng góp 9 tham luận tại hội thảo, tập huấnCác đại biểu đã đóng góp 9 tham luận tại hội thảo, tập huấn

Đồng chí Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội đánh giá cao các ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo, bởi đây là những thông tin quí báu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, đề xuất thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em trong các cấp Hội phụ nữ Hà Nội trong thời gian tới.

Từ các ý kiến đó, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Hội, đồng chí Lê Thị Thiên Hương đề nghị các cấp Hội cần nghiêm túc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định pháp luật; thực hiện đúng các nguyên tắc và quy trình tham gia giải quyết vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em của các cấp Hội theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương Hội; thường xuyên và có các hình thức phù hợp để nắm bắt thông tin, tình hình tư tưởng hội viên đề phòng ngừa, phát hiện sớm các vụ việc kịp thời hỗ trợ; nắm bắt và báo cáo kịp thời các vụ việc xâm hại phụ nữ, trẻ em xẩy ra trên địa bàn cho Hội LHPN cấp trên để phối hợp các cơ quan tham gia hỗ trợ, giải quyết các vụ việc.

Đối với các mô hình, các cấp Hội cần tiếp tục xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình vận động, hỗ trợ, phát huy tính chủ động của phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em trên địa bàn Thành phố; phát huy vai trò của Thường trực, thành viên Hội đồng Tư vấn, Tổ tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan tham gia giải quyết, giám sát việc giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, trẻ em; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng vận hành mô hình cho đội ngũ cán bộ Hội, thành viên, ban chủ nhiệm, ban quản lý, bộ phận thường trực của các mô hình…

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng các mô hình về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Xây dựng các mô hình về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

(PNTĐ) - Vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân, tổ chức, cơ sở thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng các mô hình về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; lựa chọn nhân rộng một số mô hình, điểm sáng, gương điển hình về quản lý chất thải, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại cơ sở để nhân rộng trên cả nước
Hội LHPN phường Phú Thượng: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội

Hội LHPN phường Phú Thượng: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác Hội

(PNTĐ) - Với tinh thần “Đoàn kết, trí tuệ và đổi mới và phát triển”, bám sát định hướng chỉ đạo của Quận Hội và sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy phường, đến giữa nhiệm kỳ 2021 – 2026 phong trào và hoạt động của Hội LHPN phường Phú Thượng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.