Đề xuất mô hình hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới dựa trên nền tảng công nghệ số

T.Thanh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng Giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Bình Minh (Sunrise) vừa phối hợp tổ chức hội thảo chuyên sâu nhằm thúc đẩy xây dựng và thử nghiệm mô hình cung cấp dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới tại khu vực Bắc Trung Bộ.

Từ ngày 29 đến 31/5/2025, tại tỉnh Quảng Bình, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng Giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Bình Minh (Sunrise) tổ chức chuỗi hoạt động chuyên sâu nhằm thúc đẩy xây dựng và thử nghiệm mô hình cung cấp dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới (GBV) tại khu vực Bắc Trung Bộ.

Đề xuất mô hình hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới dựa trên nền tảng công nghệ số - ảnh 1
Các đại biểu tham dự hội thảo tham vấn nhằm thúc đẩy xây dựng và thử nghiệm mô hình cung cấp dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới

Từ đối thoại chính sách đến hành động thực tiễn

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về một số mô hình tiêu biểu như "Ngôi nhà Bình yên" (Hà Nội), "Ngôi nhà Ánh Dương" (Thanh Hóa), mô hình cộng đồng của tổ chức Hagar tại Nghệ An. Đặc biệt, trong đó có phần chia sẻ về giải pháp số hóa E-PeaceHouse (mô hình Nhà Bình yên trên không gian số)..

E-PeaceHouse là mô hình được đề xuất hỗ trợ nạn nhân dựa trên nền tảng công nghệ số, cho phép kết nối nhanh chóng giữa nạn nhân và các đầu mối hỗ trợ như công an, y tế, tham vấn tâm lý, luật pháp. Với cấu trúc ba tầng (trung tâm điều phối số, vùng điều phối liên tỉnh và điểm truy cập cộng đồng), E-PeaceHouse mang đến một giải pháp linh hoạt, bảo mật và dễ tiếp cận, nhất là tại những vùng khó khăn về địa lý và nhân lực chuyên môn.

“Mô hình Nhà Bình Yên Số không phải để thay thế con người, mà để kết nối con người - thông qua công nghệ, bằng sự thấu cảm, và bằng niềm tin kiên định rằng: không ai bị bỏ lại phía sau” - Th.S Nguyễn Thị Ngân chia sẻ về mô hình E-PeaceHouse

Qua thảo luận nhóm, các đại biểu đã thống nhất rằng một mô hình hỗ trợ nạn nhân hiệu quả cần đảm bảo bốn nguyên tắc cốt lõi: có sự kết nối liên ngành chặt chẽ giữa các dịch vụ; tôn trọng tuyệt đối quyền riêng tư và bảo mật thông tin của nạn nhân; ứng dụng linh hoạt công nghệ để mở rộng khả năng tiếp cận; và đặc biệt, phải tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tham gia một cách chủ động, không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà còn là chủ thể của quá trình bảo vệ và hỗ trợ.

Phát biểu tại hội thảo, chị Đặng Thị Thu Nga (Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa) bày tỏ kỳ vọng: “Với những ý tưởng rất có giá trị, tôi hi vọng mô hình E-peace house sẽ được nghiên cứu để đưa vào vận hành sớm, và rất mong Thanh Hoá với đặc điểm địa bàn và cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn sẽ là nơi được lựa chọn để thí điểm triển khai mô hình”.

Đề xuất mô hình hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới dựa trên nền tảng công nghệ số - ảnh 2

Tăng cường năng lực tuyến đầu

Hai ngày tiếp theo (30-31/5), khóa tập huấn chuyên sâu đã được tổ chức cho hơn 50 cán bộ các tỉnh, tập trung vào các nội dung: khung pháp lý, đặc điểm tâm lý nạn nhân, quy trình đánh giá rủi ro, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống thực tế. Đặc biệt, các khái niệm như tmô hình phòng ngừa ba tầng, thuyết nhu cầu, truyền thông chuyển đổi hành vi trong bối cảnh công nghệ số phát triển cộng đồng được lồng ghép hiệu quả trong các bài tập nhóm, giúp học viên xây dựng kế hoạch hành động thiết thực tại địa phương.

Hướng tới một mô hình phù hợp, khả thi và nhân rộng

Chuỗi hoạt động tại Quảng Bình không chỉ là nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn, mà còn là bước đi quan trọng trong tiến trình nội địa hóa mô hình dịch vụ hỗ trợ GBV tại Việt Nam. Trước thực trạng hệ thống dịch vụ còn phân tán, mô hình đa ngành - tích hợp, lấy nạn nhân làm trung tâm đang được xem là chìa khóa thúc đẩy hiệu quả can thiệp.

Sự kết nối giữa công nghệ, chuyên môn và tiếng nói của cộng đồng chính là nền tảng để xây dựng một hệ thống dịch vụ thực sự hiệu quả - nhân văn - và có thể nhân rộng.

Tin cùng chuyên mục

Các cấp Hội LHPN Hà Nội hoàn thành 322 công trình, phần việc

Các cấp Hội LHPN Hà Nội hoàn thành 322 công trình, phần việc

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 11 Ban Chấp hành Hội LHPN Hà Nội khóa XVI, nhiều tập thể, cá nhân đã được nhận khen thưởng có thành tích xuất sắc. Trong đó, 2 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, 1 cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi tham gia hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

Phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi tham gia hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

(PNTĐ) - Sáng12/6/2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia với chủ đề “Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay”. Đây là sự kiện quan trọng, nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 – một trong 10 dự án thành phần thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2030.