Hỗ trợ dịch vụ miễn phí cho phụ nữ di cư hồi hương

Chia sẻ

Ngày 2/10, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo Vận động chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và khai trương Văn phòng dịch vụ một điểm đến (OSSO) đầu tiên tại Hà Nội.

Các đại biểu trao đổi, thăm quan Văn phòng dịch vụ một điểm đến (OSSO) tại địa chỉ 20 Thụy Khuê, Hà Nội.Các đại biểu trao đổi, thăm quan Văn phòng dịch vụ một điểm đến (OSSO) tại địa chỉ 20 Thụy Khuê, Hà Nội.

Phụ nữ di cư hồi hương gặp nhiều khó khăn

Bà Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư trở về và gia đình của họ” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) hỗ trợ kỹ thuật đã được triển khai thực hiện từ tháng 3/2020.

Theo số liệu Cơ quan thống kê Hàn Quốc, tính đến năm 2019, tổng số cuộc hôn nhân giữa chồng Hàn Quốc và vợ Việt Nam là 105.439 cuộc, chiếm 23,57% tổng số cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài của Hàn Quốc. Giai đoạn 2011 - 2019, có 13.996 vụ ly hôn giữa vợ Việt Nam và chồng Hàn Quốc. Tính đến năm 2019, chỉ có 41.430 phụ nữ Việt Nam từ các cuộc hôn nhân Việt Nam – Hàn Quốc còn cư trú tại Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu ban đầu của dự án cho thấy, 55% phụ nữ di cư kết hôn hồi hương đã ly hôn với chồng Hàn Quốc nhưng không có giấy tờ ly hôn có giá trị pháp lý khi trở về, 79% không có giấy khai sinh của con nên ảnh hưởng đến vấn đề quốc tịch, ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ về giáo dục, y tế.

Thực tế, việc hoàn thành thủ tục ly hôn với người chồng ở nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thông tin, chi phí cao và các thủ tục, quy trình phức tạp.

Theo ông Nguyễn Tú Anh - Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước TP Hà Nội, trong việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài, hoạt động ủy thác tư pháp ra nước ngoài là vấn đề có tính chất quyết định trong việc đưa vụ việc ra xét xử. Tuy nhiên, hiện tại việc ủy thác tư pháp còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là hoạt động ủy thác tư pháp đối với việc ghi lời khai, tống đạt các văn bản tố tụng, thu thập chứng cứ… không ít trường hợp công dân Việt Nam không tìm hiểu kỹ điều kiện, địa chỉ cụ thể của người nước ngoài, không yêu cầu người nước ngoài cung cấp địa chỉ tại nơi họ đang sinh sống…

“Các khó khăn mà phụ nữ di cư hồi hương gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu tập trung vào hai nhóm: Di cư lao động và di cư kết hôn. Vì vậy rất cần sự tham gia hỗ trợ giải quyết của nhiều ngành, nhiều cấp để đưa ra các giải pháp về thể chế nâng cao năng lực cán bộ các ngành có liên quan cũng như cung cấp các dịch vụ xã hội dành cho nhóm đối tượng này là hết sức cần thiết”, bà Bùi Thị Hòa nhấn mạnh.

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Ông Cho Han Deog - Giám đốc Quốc gia của KOICA Việt Nam cho biết, hôn nhân di cư không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt đẹp, đặc biệt là đối với phụ nữ khi họ gặp phải khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán... Khi họ muốn trở về nhà, về quê hương, bên cạnh những người thân của họ thì các cơ quan, tổ chức đoàn thể phải có trách nhiệm ở bên cạnh họ, hỗ trợ giúp đỡ họ. “Hội LHPN Việt Nam có nhiều lợi thế khi có mạng lưới rộng khắp đến tận cơ sở, có thể hỗ trợ phụ nữ tốt nhất”, ông Cho Han Deog khẳng định.

Trước thực tế đó, Dự án tiến hành thành lập và vận hành mô hình Văn phòng dịch vụ một điểm đến OSSO tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hậu Giang và Cần Thơ. Văn phòng OSSO do Trung ương Hội và Hội LHPN các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm vận hành.

Tiến sỹ Lê Thị Tường Vân, đại diện nhóm nghiên cứu dự án chia sẻ: “Cần xem xét điều chỉnh quy định về thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài để phù hợp với thực tế cuộc sống, tăng cường tư pháp và tương trợ tư pháp. Hiện chúng ta chưa thỏa thuận và ký được hợp tác tương trợ về tư pháp nên các thủ tục về ủy thác trong ly hôn mất nhiều thời gian, cũng như tốn kém cho phụ nữ”.

Trên cơ sở nghiên cứu và nhu cầu thực tế của phụ nữ di cư hồi hương, ngày 2/10, Văn phòng dịch vụ một điểm đến OSSO đầu tiên tại Hà Nội được đặt tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, số 20 Thụy Khuê, Hà Nội chính thức khai trương - là đầu ra quan trọng của dự án. Theo đó, văn phòng OSSO tham vấn/ tư vấn trực tiếp và trực tuyến miễn phí về: Pháp lý, tâm lý; Giáo dục - đào tạo - học nghề; Việc làm - lao động - vay vốn; Chăm sóc sức khỏe - y tế; Phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Gia đình, trẻ em… Đường dây tư vấn miễn phí là 1800599967. Ngoài ra còn có các hình thức tư vấn trực tuyến khác thông qua skype, viber, zoom, fanpage…

Bài và ảnh: THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng 3/5, thiết thực kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm đã tổ chức chương trình Gặp măt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; hội thi tìm hiểu kiến thức về “70 năm chiến thắng Điện Biên phủ”.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

(PNTĐ) - Thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã có chuyến hành trình về tỉnh Điện Biên khánh thành, bàn giao "Công trình cho em" cho thầy, cô giáo và học sinh tại điểm trường Trung học phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

(PNTĐ) - Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh đã đồng loạt ra quân, tổng vệ sinh môi trường nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, duy trì phong trào “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp”, tích cực xây dựng “Đoạn đường xanh - sạch - đẹp - nở hoa” gắn với chấp hành các quy định về trật tự văn minh đô thị, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

(PNTĐ) - Thôn Dương Cốc (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai) là mảnh đất lành cho bộ môn nghệ thuật tuồng bén rễ, phát triển và trở thành máu thịt của người làng hơn nửa thế kỷ nay... Gắn bó cùng dòng chảy ấy, nữ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Huyền không chỉ giữ gìn nghệ thuật truyền thống của địa phương mà còn mang lời ca, tiếng hát để tuyên truyền, vận động, phát triển công tác Hội Phụ nữ.