Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình tiếp cận an sinh xã hội

Chia sẻ
Ngày 30/12/2019, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết dự án “Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình trong tiếp cận chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm” năm 2019, đồng thời khen thưởng 6 tập thể, 11 cá nhân xuất sắc. Tham dự hội nghị có đông đảo nữ lao động giúp việc là thành viên của các Câu lạc bộ giúp việc gia đình (CLB GVGĐ) trên địa bàn thành phố Hà Nội. 
 
Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình  tiếp cận an sinh xã hội - ảnh 1
Bà Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội trao thưởng cho 6 tập thể tích cực hoạt động dự án năm 2019

Bà Nguyễn Thị Mai, Chủ nhiệm CLB GVGĐ phường Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng) đã có gần 30 năm làm giúp việc gia đình cho biết, khi CLB GVGĐ phường Thanh Lương được thành lập, bà được tập huấn, chia sẻ nên càng hiểu hơn vai trò của hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc. “Đa số lao động GVGĐ không ký hợp đồng bằng văn bản mà chỉ thỏa thuận miệng về công việc, tiền lương và thời gian làm việc. Do đó, nhiều người đã từng bị chủ nhà “bùng” tiền lương hoặc không làm đúng thỏa thuận ban đầu. Nếu được ký kết hợp đồng lao động, quyền lợi của giúp việc được đảm bảo, người giúp việc cũng làm việc tận tâm và trung thành hơn với chủ” - bà Mai nói. 
 
Là chủ nhiệm CLB GVGĐ phường Thanh Lương, bà Mai đã cùng với Chủ tịch Hội PN phường đến từng hộ vận động chủ nhà ký hợp đồng lao động cho người giúp việc. Hiện phường Thanh Lương có 45 hội viên và 12 người đã được ký hợp đồng. 
 
Chị Nguyễn Thị Lan, hội viên CLB GVGĐ phường Nghĩa Đô hào hứng kể, từ ngày được vận động tham gia CLB, chị tự tin hơn, biết sử dụng các thiết bị hiện đại, có kỹ năng làm việc nhà để “vừa sạch vừa nhanh vừa hài lòng chủ”. Đặc biệt, chủ nhà thuê chị cũng đã đăng ký tạm trú tạm vắng, đóng bảo hiểm y tế cho chị. Chị còn tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình. 
 
Dự án “Hỗ trợ lao động giúp việc gia đình trong tiếp cận chính sách an sinh xã hội, lao động và việc làm” do Hội LHPN TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) thực hiện tại 3 quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân từ năm 2017-2021. Sau gần 3 năm triển khai, dự án đã thành lập 15 CLB với 538 thành viên, sinh hoạt định kỳ 4 lần/ năm với nhiều nội dung đa dạng, phong phú. Thông qua các buổi hội thảo, thành viên các CLB được tập huấn kỹ năng trong công việc như: sử dụng và bảo quản đồ điện gia dụng, kỹ năng giặt là, lau dọn nhà cửa, kỹ năng chế biến món ăn, đồ uống... Các chị còn được tập huấn các kỹ năng mềm như: kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, đạo đức nghề giúp việc gia đình… 
 
Bên cạnh đó, các thành viên cũng được cấp kiến thức pháp luật liên quan đến người lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách của nhà nước về an sinh xã hội... Đồng thời là nơi để chị em được chia sẻ tâm tư nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc trong công việc, cuộc sống. Nhiều chị em mạnh dạn, tự tin thể hiện năng khiếu của mình như biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm, làm thơ... 
 
Ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm GFCD khẳng định, thời gian qua, dự án đã có nhiều kết quả tích cực trong việc hỗ trợ lao động GVGĐ. Đặc biệt, dự án đã hỗ trợ kiến thức pháp luật cho người giúp việc và gia chủ hiểu sự cần thiết của hợp đồng lao động, đến nay, đã có 43 lao động GVGĐ tham gia dự án được ký hợp đồng lao động. “Thời gian tới, dự án cần đổi mới nội dung sinh hoạt, có nhiều biện pháp thúc đẩy sự tham gia của chủ sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền lợi cho người giúp việc” - ông Sơn nhấn mạnh. 
 
Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội cho rằng, thời gian tới, dự án cần đẩy mạnh kết nối người giúp việc trong dự án và tuyên truyền kiến thức pháp luật, kỹ năng làm việc thông qua trên mạng xã hội để tạo sự lan tỏa tốt hơn. Ngoài ra, dự án cần đẩy mạnh phát triển nhóm nòng cốt lao động GVGĐ, đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức pháp luật, chính sách an sinh xã hội cho người giúp việc và chủ sử dụng lao động để vận động các gia chủ ký kết hợp đồng lao động theo đúng luật.
 
Hồng Nhung 
 

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Gặp mặt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng 3/5, thiết thực kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm đã tổ chức chương trình Gặp măt, giao lưu cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; hội thi tìm hiểu kiến thức về “70 năm chiến thắng Điện Biên phủ”.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

Phụ nữ Bộ Tư lệnh cảnh vệ khánh thành, bàn giao “Công trình cho em” tại tỉnh Điện Biên

(PNTĐ) - Thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã có chuyến hành trình về tỉnh Điện Biên khánh thành, bàn giao "Công trình cho em" cho thầy, cô giáo và học sinh tại điểm trường Trung học phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh ra quân tổng vệ sinh môi trường

(PNTĐ) - Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh đã đồng loạt ra quân, tổng vệ sinh môi trường nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, duy trì phong trào “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp”, tích cực xây dựng “Đoạn đường xanh - sạch - đẹp - nở hoa” gắn với chấp hành các quy định về trật tự văn minh đô thị, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

Nữ nghệ nhân tuồng cổ say mê việc Hội

(PNTĐ) - Thôn Dương Cốc (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai) là mảnh đất lành cho bộ môn nghệ thuật tuồng bén rễ, phát triển và trở thành máu thịt của người làng hơn nửa thế kỷ nay... Gắn bó cùng dòng chảy ấy, nữ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Huyền không chỉ giữ gìn nghệ thuật truyền thống của địa phương mà còn mang lời ca, tiếng hát để tuyên truyền, vận động, phát triển công tác Hội Phụ nữ.