Hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương tái hòa nhập bền vững

Chia sẻ

Ngày 16/12, TƯ Hội LHPN Việt Nam, cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức hội thảo tổng kết giai đoạn 1 thực hiện dự án "Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình của họ tại Việt Nam".

Phát biểu tại hội thảo, bà Bùi Thị Hoà, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khẳng định: Một trong những điểm nhấn và kết quả quan trọng của dự án chính là việc vận hành Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương (OSSO) tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Cần Thơ, Hậu Giang, Hải Phòng, Hải Dương.

Giai đoạn thí điểm, các văn phòng OSSO đã tiếp cận, tư vấn cho hơn 800 phụ nữ với hơn 2.000 cuộc. Kết quả hoạt động của dự án và văn phòng OSSO thời gian qua vừa là hoạt động cụ thể hoá các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cũng như chiến lược phát triển tổ chức Hội, vừa là minh chứng tin cậy để Hội thực hiện chức năng đại diện trong đề xuất chương trình, chính sách hoạt động can thiệp từ phía các cơ quan chức năng, các tổ chức cung cấp dịch vụ; đặc biệt, đưa ra khuyến nghị, đề xuất cho hoạt động của dự án và dịch vụ cung cấp tại văn phòng OSSO giai đoạn tới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm phụ nữ di cư.

Mô hình OSSO được xác định là mô hình hiệu quả trong hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hươngMô hình OSSO được xác định là mô hình hiệu quả trong hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương

Bà Yun Doyen, Trưởng bộ phận chương trình IOM Việt Nam, sau 2 năm triển khai dự án đã nâng cao nhận thức cho 300 cán bộ tại các cơ quan chính quyền và các bên liên quan; nhiều hoạt động truyền thông, vận động chính sách thông qua các hội thảo, sự kiện, tài liệu đã được triển khai ở các cấp độ với nhiều hình thức, cách thức sáng tạo, đổi mới phù hợp với bối cảnh tình hình và nhóm đối tượng hưởng lợi của dự án, thu hút hàng ngàn người tham dự.

Dự án đã tiếp cận 4.000 thành viên cộng đồng, thu hút trên 16.000 người theo dõi trực tuyến; xây dựng các nghiên cứu, khảo sát phụ nữ di cư và quá trình tái hòa nhập của họ để cung cấp thông tin cơ sở để có cái nhìn toàn cảnh hơn, từ đó đưa ta các dịch vụ thiết yếu về hỗ trợ pháp lý, tư vấn các hoạt động tái hòa nhập…

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa nhận định: Đây là một dự án có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được triển khai trong bối cảnh di cư trong nước và quốc tế có xu hướng gia tăng, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết ở cấp độ quốc gia và liên quốc gia để có thể bảo vệ quyền lợi của phụ nữ di cư hồi hương và thành viên của gia đình họ, nhất là trẻ em.

Dù triển khai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, song các mục tiêu và kế hoạch của dự án đã được triển khai thực hiện có kết quả, bước đầu đã hình thành được mô hình của dự án hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ, phối hợp hiệu quả của các đơn vị liên quan để hướng tới đối tượng đích là phụ nữ di cư hồi hương và gia đình của họ.

Trên cơ sở những kết quả và nỗ lực của dự án giai đoạn 1, trong giai đoạn 2 của dự án, KOICA tiếp tục hỗ trợ Hội LHPN Việt Nam mở rộng hơn phạm vi hoạt động và dịa bàn thep hướng tiếp cận đa dạng, toàn diện hơn các hỗ trợ cho nhóm phụ nữ di cư, đặc biệt, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19.

THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.