Hội LHPN Hà Nội: Nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 15/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm” nhằm nâng cao chất lượng các mô hình phụ nữ thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong các cấp Hội tại địa phương, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng trong tình hình mới.

Dự và chỉ đạo hội nghị có bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội; Cùng các đại biểu Hội LHPN các quận huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đông Anh, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Thạch Thất

Gần 1.700 mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm

Hội LHPN Hà Nội: Nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm - ảnh 1
Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại tọa đàm sáng ngày 15/5

Phát biểu khai mạc tại tọa đàm, bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm, bám sát sự chỉ đạo của TW Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, trong những năm qua, Hội LHPN Hà Nội luôn chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn Thành phố triển khai có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đạt được một số kết quả nổi bật, đó là: Hàng năm, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội, các tổ chức, doanh nghiệp… khai thác các nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức các hội thi như: Hội thi nấu ăn “An toàn thực phẩm cho phụ nữ và trẻ em”, Hội thi Tìm hiểu Luật ATTP, Giao lưu “Nội trợ giỏi - Bữa ăn an toàn”; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, nông sản thực phẩm an toàn của cán bộ, hội viên phụ nữ… Đồng thời, chủ động phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng tại địa phương tổ chức giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về ATTP tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn; tăng cường phối hợp giám sát cộng đồng phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Từ kết quả giám sát, các đơn vị đã phát hiện những vấn đề tồn tại và kiến nghị kịp thời với Ban quản lý các chợ, UBND các cấp; đồng thời hướng dẫn, nhắc nhở các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ về trách nhiệm trong việc thực hiện quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh đó, thực hiện Phong trào thi đua ATTP của Thành phố Hà Nội, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hội Phụ nữ chú trọng nội dung “3 sạch” (sạch nhà; sạch bếp; sạch ngõ, phố), có liên quan đến an toàn thực phẩm; thực hiện tốt Chương trình phối hợp giữa Chính phủ - Hội Nông dân Việt Nam - Hội LHPN Việt Nam về “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững” giai đoạn 2021 – 2025

Hội LHPN Hà Nội: Nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm - ảnh 2
Các đại biểu trao đổi, chia sẻ về những cách làm, mô hình hay trong thực hiện ATTP

 Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện và cơ sở chú trọng xây dựng và thực hiện 1.691 mô hình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các làng nghề, ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm  thu hút 65.548 hội viên, phụ nữ sản xuất, kinh doanh thực phẩm tham gia, nổi bật như: Mô hình “Kinh doanh thủy sản an toàn tại chợ cá Yên Sở” quận Hoàng Mai, mô hình “Phụ nữ hiểu biết và tiêu dùng thực phẩm an toàn” quận Ba Đình; mô hình “Ăn sạch, sống xanh” quận Hai Bà Trưng; mô hình “Kinh doanh an toàn thực phẩm tươi sống” quận Hà Đông, mô hình ATTP Xôi chè, nếp cẩm,... an toàn quận Tây Hồ; mô hình rau xanh tại hộ gia đình quận Đống Đa; mô hình “Làng nghề sản xuất bánh chưng, bánh dày đảm bảo an toàn thực phẩm” huyện Thanh Trì; mô hình kinh doanh xanh đảm bảo an toàn thực phẩm tại phố Vân Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm; mô hình kinh doanh thức ăn nhanh đảm bảo an toàn thực phẩm ở chi hội Tân Xuân, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ; mô hình chế biến chè búp khô đảm bảo an toàn thực phẩm làng nghề Đô Trám, xã Ba Trại, huyện Ba Vì; mô hình tuyến phố ATTP quận Hai Bà Trưng; tuyến phố và chợ ATTP quận Thanh Xuân…

Đối với các quận, huyện còn diện tích sản xuất nông nghiệp, Hội LHPN Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện mô hình “Sạch đồng ruộng” với các hoạt động như: ra quân tổng vệ sinh đồng ruộng, kênh mương, thu gom vỏ thuốc bao bì thực vật, đặt thùng đựng rác trên đồng ruộng, tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn trong trồng trọt cho hội viên phụ nữ…

Bằng những việc làm thiết thực, các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm trong các cấp Hội phụ nữ Hà Nội góp phần giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ATTP tiến đến thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn; nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, chung tay cùng các ngành, các cấp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa Thành phố.

Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm

Tại hội nghị, các đại biểu Hội LHPN các cấp trên địa bàn các quận, huyện: Ứng Hòa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Đông Anh, Chương Mỹ… đã thảo luận, nêu thực trạng, phân tích những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế; đồng thời chia sẻ những mô hình hay, những bài học kinh nghiệm... trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thiết thực quan trọng nhằm nâng cao chất lượng trong thực hiện công tác đảm bảo ATTP nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm trong các cấp Hội và hội viên phụ nữ; đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường; quảng bá và nhận diện thương hiệu đối với các sản phẩm OCOP của từng địa phương; bên cạnh đó cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông, phân phối, sản xuất, sử dụng các chất cấm, phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm…

Hội LHPN Hà Nội: Nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm - ảnh 3
Chị Ngô Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Anh phát biểu tại tọa đàm

Chia sẻ tại tọa đàm, chị Ngô Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Anh cho biết: Trên địa bàn huyện Đông Anh có 5.247 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Để đảm bảo tốt công tác ATTP, huyện đã đẩy mạnh thực hiện công tác đảm bảo ATTP. Đặc biệt, huyện tiếp tục duy trì 11 mô hình điểm về kinh doanh dịch vụ ăn uống và mô hình kiểm soát bữa cỗ tập trung đông người tại 24/24 xã, thị trấn. Đối với các hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống, đồ khô, các quán bán đồ ăn chín, hàng quà vặt (tại Thị trấn Đông Anh, xã Uy Nỗ), Hội Phụ nữ đã tuyên truyền các chị em kinh doanh các mặt hàng đảm bảo ATTP, giới thiệu đến cán bộ, hội viên các cửa hàng uy tín, đảm bảo để chị em tới mua khi có nhu cầu, từ đó giúp các chị em hỗ trợ nhau tiêu thụ hàng hóa phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, để nâng cao  việc thực hiện an toàn thực phẩm, chị Ngô Thị Thúy Hằng đưa ra một số giải pháp trong đó, cần biểu dương, nhân rộng và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm để kịp thời động viên cán bộ, hội viên phụ nữ.

Hội LHPN Hà Nội: Nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm - ảnh 4
Chị Ngô Thị Duệ, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ứng Hòa 

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, chị Ngô Thị Duệ, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ứng Hòa cho biết: Nhằm đảm bảo vệ sinh ATTP và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Hội LHPN huyện phát động phong trào "Phụ nữ Ứng Hòa thực hiện an toàn thực phẩm", "Ngày chủ nhật không túi nilon".... Đến nay các cơ sở Hội đã ra mắt 14 mô hình "Chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong ATTP" trao tặng 500 làn nhựa cho hội viên, tổ chức ký cam kết với những nội dung cụ thể: tuân thủ các quy định về nguyên liệu thực phẩm, đảm bảo vệ sinh nơi bếp ăn, dùng bao tay khi chế biến thực phẩm, sử dụng làn nhựa, hộp nhựa khi đi chợ ... nhằm hạn chế sử dụng túi nilon, thay đổi thói quen của người dân trong việc thường xuyên sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn, đồ sinh hoạt… Bên cạnh đó, chị Ngô Thị Duệ, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện cũng đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị: Các đơn vị chức năng sớm hỗ trợ địa phương xây dựng tuyến phố, điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm để người dân cam kết thực hiện, người tiêu dùng tin tưởng. Các cơ quan chức năng của thành phố sớm ban hành hướng dẫn việc xây dựng mô hình nhà trạm, lắp đặt nhà trạm, danh mục các thiết bị phục vụ xét nghiệm nhanh hằng ngày tại nhà trạm, chợ dân sinh và các nội dung liên quan tới hoạt động nhà trạm…

Hội LHPN Hà Nội: Nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm - ảnh 5
Chị Nguyễn Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Phú, huyện Thạch Thất

Chị Nguyễn Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Phú, huyện Thạch Thất đề xuất một số giải pháp: Để thực hiện tốt mô hình thay đổi hành vi đảm bảo an toàn thực phẩm trong chăn nuôi gia xúc, gia cầm cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ; Lựa chọn, định hướng đối tượng vật nuôi hợp lý với từng khu vực, quy hoạch thành các khu vực chăn nuôi tập trung để đảm bảo vệ sinh môi trường. Liên kết tìm kiếm đầu ra  để tiêu thụ sản phẩm như bếp ăn tập thể, trường học, các cửa hàng kinh doanh ăn uống, thực phẩm…

Hội LHPN Hà Nội: Nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm - ảnh 6
Chị Lê Thị Thúy Kiều, Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình

Chị Lê Thị Thúy Kiều, Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình nhấn mạnh: Vấn đề an toàn thực phẩm là mối quan tâm, nhức nhối trong xã hội, thời gian qua, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra… Trong thời gian tới, chị Lê Thị Thúy Kiều cũng đã đề xuất một số giải pháp như: Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm như Luật ATTP; Nghị định số 38 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành Luật An toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư số 30 ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định “Về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố”; Có chế tài với các cơ sở còn vi phạm 10 nguyên tắc vàng về VSATTP…

Phát biểu kết luận tọa đàm, bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đề nghị trong thời gian tới các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ hội viên phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm; bên cạnh đó, cung cấp kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ Hội  về an toàn thực phẩm; kỹ năng vận động, giám sát về an toàn thực phẩm… Đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận xã hội và của các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm, chăn nuôi, sản xuất trồng rau... để kịp thời hướng dẫn nâng cao chất lượng, quy trình của sản phẩm theo hướng đảm bảo an toàn; kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị; thực hiện tốt cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", "5 không , 3 có" đối với những xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; iếp tục  duy trì và nhân rộng nhiều mô hình thực hiện an toàn thực phẩm phù hợp với từng địa phương.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

200 thông điệp yêu thương gửi tặng trẻ mồ côi

200 thông điệp yêu thương gửi tặng trẻ mồ côi

(PNTĐ) -Tại chương trình “Chắp cánh ước mơ cho em” do Hội LHPN Hà Nội tổ chức ngày 2/6 vừa qua, trong nhiều món quà được Hội LHPN Hà Nội gửi tới các con mồ côi, có một món quà mang giá trị tinh thần. Thông qua sự kết nối của báo Phụ nữ Thủ đô, 4 tác giả, dịch giả đã gửi tặng hơn 200 cuốn sách của mình tới các con. Đặc biệt, trên hơn 200 cuốn sách này, các tác giả đã tự tay viết lên hơn 200 thông điệp vô cùng ý nghĩa.
Chúng con biết ơn những “mẹ đỡ đầu”...

Chúng con biết ơn những “mẹ đỡ đầu”...

(PNTĐ) - Nhờ có “mẹ đỡ đầu”, những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, không nơi nương tựa có thêm tình yêu, niềm tin và hy vọng để nỗ lực phấn đấu, vươn lên khó khăn, trở thành con ngoan, trò giỏi, người có ích cho xã hội…
Mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ hãy là một đại sứ tuyên truyền về chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường

Mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ hãy là một đại sứ tuyên truyền về chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường

(PNTĐ) -Sáng ngày 3/6/2023, tại sân khấu Phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Phát động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6 và Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trong các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô giai đoạn 2018 - 2023.
“Chắp cánh” những ước mơ cho con mồ côi

“Chắp cánh” những ước mơ cho con mồ côi

(PNTĐ) - Ngày 02/6/2023, vào đúng dịp Quốc tế Thiếu nhi, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023. Đây là hoạt động hưởng ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, Tháng Hành động vì trẻ em năm 2023; thực hiện Kế hoạch số 32/KH-BTV ngày 12/4/2022 của Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội về triển khai Chương trình “Đồng hành cùng con” giai đoạn 2022 - 2025.