Hội LHPN Hà Nội: Tập huấn kiến thức bình đẳng giới thực hiện Dự án 8 tại huyện Quốc Oai, Thạch Thất

Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 15/8/2024, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn “Trang bị kiến thức bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới” cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng của 5 xã của 2 huyện Quốc Oai và Thạch Thất.

Hội LHPN Hà Nội: Tập huấn kiến thức bình đẳng giới thực hiện Dự án 8 tại huyện Quốc Oai, Thạch Thất - ảnh 1
60 đại biểu đến từ huyện Quốc Oai và Thạch Thất tham dự tập huấn

Tham dự có 60 đại biểu đến từ 2 xã Phú Mãn, Đông Xuân của huyện Quốc Oai và 3 xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân của huyện Thạch Thất;

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu đã được báo cáo viên là bà Nguyễn Thị Kỳ- Nguyễn Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử - Ban công tác đại biểu Quốc hội đã truyền đạt các kiến thức về giới và bình đẳng giới; một số vấn đề thực trạng bình đẳng giới hiện nay ở địa bàn dân tộc miền núi; các nội dung và việc thực hiện Dự án 8.

Hội LHPN Hà Nội: Tập huấn kiến thức bình đẳng giới thực hiện Dự án 8 tại huyện Quốc Oai, Thạch Thất - ảnh 2
 Hội nghị tập huấn đã hỗ trợ cán bộ Hội, cán bộ xã, thôn, người có uy tín trong thôn thực hiện tốt Dự án 8

Hội nghị tập huấn đã hỗ trợ cán bộ Hội, cán bộ xã, thôn, người có uy tín trong thôn  tổ chức thực hiệu có hiệu quả các nội dung, yêu cầu đặt ra đối với các hoạt động bình đẳng giới cũng như góp phần thực hiện tốt Dự án 8 tại địa bàn các xã miền núi huyện Quốc Oai, Thạch Thất.

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

- Đối tượng: Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật.

- Nội dung:

+ Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em:

. Xây dựng các nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng;

. Thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em;

. Hội thi/liên hoan các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em;

.Triển khai 04 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

+ Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em:

. Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới;

. Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số;

. Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình;

. Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người.

+ Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị:

. Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương;

. Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng thông qua mô hình Câu lạc bộ “thủ lĩnh của sự thay đổi”;

. Công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong thực hiện Chương trình;

. Nâng cao năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào các cơ quan dân cử.

+ Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng:

. Xây dựng chương trình phát triển năng lực thực hiện bình đẳng giới;

. Xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới;

. Thực hiện các hoạt động phát triển năng lực cho các cấp;

. Đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo Phụ nữ Thủ đô trao 2 mái ấm cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Sóc Sơn

Báo Phụ nữ Thủ đô trao 2 mái ấm cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Sóc Sơn

(PNTĐ) - Ngày 15/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Sóc Sơn và các nhà tài trợ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Quỹ Thiện Tâm đã tổ chức bàn giao 2 mái ấm cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại 2 xã Nam Sơn và  xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Báo Phụ nữ Thủ đô: Trao 2 mái ấm tình thương ở huyện Thanh Oai

Báo Phụ nữ Thủ đô: Trao 2 mái ấm tình thương ở huyện Thanh Oai

(PNTĐ) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, phát huy truyền thống “thương người như thể thương thân”, sáng ngày 14/10, Báo Phụ nữ Thủ đô đã trao 2 "Mái ấm tình thương" cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Thanh Oai (Hà Nội).
“Phụ nữ Ngọc Khánh đoàn kết, phát triển” đồng diễn dân vũ và diễu hành quy mô lớn

“Phụ nữ Ngọc Khánh đoàn kết, phát triển” đồng diễn dân vũ và diễu hành quy mô lớn

(PNTĐ) - Ngày 12/10/2024, 500 cán bộ, hội viên Hội LHPN phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình đã đồng diễn dân vũ và diễu hành với chủ đề “Phụ nữ Ngọc Khánh đoàn kết, phát triển”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), kỷ niệm 94 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và ngày 20/10 phụ nữ Việt Nam.