Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Dâng hương tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Thiết thực chào mừng Kỷ niệm 48 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4-1975 -30/4/2023, 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 75 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Hội LHPN quận Hoàn Kiếm đã tổ chức dâng hương, giáo dục truyền thống tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trần Thị Minh Nguyệt, Ủy viên BTV, Trưởng ban Gia đình xã hội Hội LHPN Hà Nội; Võ Hoàng Long, Phó Chủ tịch UB MTTQ quận Hoàn Kiếm, Trịnh Thị Huệ, Chủ tịch Hội LHPN quận Hoàn Kiếm  cùng các đồng chí là cán bộ chuyên trách, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở, Ban Chủ nhiệm CLB nữ doanh nhân Hội LHPN quận Hoàn Kiếm.

Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Dâng hương tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội - ảnh 1
Các đại biểu trong đoàn công tác dâng hương tại Đền Hạ – Đền Trình chính là điểm đến đầu tiên trong Khu di tích Đền Sóc, huyện Sóc Sơn,TP  Hà Nội. Đây là nơi thờ những vị thần trong truyền thuyết.
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Dâng hương tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội - ảnh 2
Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi thờ Phù Đổng Thiên Vương - một trong tứ bất tử của dân tộc Việt Nam
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Dâng hương tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội - ảnh 3
Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Quần thể di tích đền Sóc là Di tích Quốc gia đặc biệt. 
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Dâng hương tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội - ảnh 4
Đoàn công tác chụp ảnh kỷ niệm tại Chùa Non Nước có tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền Tự tọa lạc ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa nằm trong không gian yên tĩnh, thoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên.Chị em phụ nữ diễn trang phục áo dài không những thể hiện nét văn hóa ứng xử đẹp khi tham quan tại khu di tích lịch sử mà còn là dịp để giao lưu chia sẻ kinh nghiệm công tác Hội và quảng bá những địa chỉ du lịch tâm linh trên địa bàn của Thủ đô. 
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Dâng hương tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội - ảnh 5
Tượng Đài Thánh Gióng, nằm trên đỉnh núi Đá Chồng. Đây là công trình tiêu biểu được chọn lựa để chào mừng đại lễ quan trọng của nước Việt Nam – 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Bức tượng được đúc bằng đồng nguyên chất với kích thước lớn, đứng sừng sững trên ngọn núi,  biểu thị cho sức mạnh, tinh thần chiến thắng, ý thức tự lực, tự cường, sự khát khao hòa bình của người Việt Nam.
Hội LHPN quận Hoàn Kiếm: Dâng hương tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội - ảnh 6
Quần thể di tích đền Sóc hiện nay gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Chồng, tượng đài Thánh Gióng và các lăng bia đá ghi lại lịch sử .... Chuyến dâng hương, giáo dục truyền thống do Hội LHPN quận tổ chức dịp này thực sự có ý nghĩa nhằm giáo dục truyền thống cội nguồn, đồng thời thể hiện tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc song hành trường tồn với thời gian.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

(PNTĐ) - Với mong muốn “không để phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau” trong hành trình bảo vệ sức khỏe, năm 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai chương trình khám, tầm soát và truyền thông phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn 18 huyện và thị xã của Thủ đô.
Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới không chỉ khơi dậy niềm tự hào về quá khứ mà còn là bước đi chiến lược để phụ nữ Thủ đô tự tin khẳng định vị trí của mình, đưa Thủ đô và đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.
Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

(PNTĐ) - Họ là những “bông hồng thép” trong Đại đội nữ lái xe Trường Sơn - đại đội nữ duy nhất đảm nhiệm công việc không kém gì nam giới, nữ cựu thanh niên xung phong trở về từ trong bão lửa chiến tranh, viết nên những trang sử anh hùng trên cung đường huyền thoại. Họ là những người mẹ, người vợ nơi hậu phương suốt bao năm thuỷ chung chờ đợi chồng, cha là chiến sĩ trở về, chấp nhận mất mát, hi sinh để cùng viết lên những câu chuyện tình yêu vượt thời gian… Những câu chuyện của họ thật bình dị mà quá đỗi phi thường, đã khắc hoạ một bức tranh lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.