Hội LHPN quận Nam Từ Liêm: Bàn giải pháp phòng ngừa, phối hợp giải quyết các vụ việc xâm hại bạo lực phụ nữ, trẻ em

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 23/8, Hội LHPN quận Nam Từ Liêm đã tổ chức toạ đàm “Giải pháp tuyên truyền phòng ngừa, phối hợp giải quyết các vụ việc xâm hại, bạo lực phụ nữ, trẻ em trên địa bàn quận Nam Từ Liêm” nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ hội chủ chốt, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp thực hiện tốt vai trò của Hội trong việc tuyên truyền và tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em.

Bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trong gia đình là vấn nạn của xã hội, để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, việc triển khai các giải pháp tuyên truyền phòng ngừa, phối hợp giải quyết các vụ việc xâm hại, bạo lực phụ nữ, trẻ em được các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm quan tâm triển khai thực hiện.

Hội LHPN quận Nam Từ Liêm: Bàn giải pháp phòng ngừa, phối hợp giải quyết các vụ việc xâm hại bạo lực phụ nữ, trẻ em - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Chủ tịch Hội LHPN quận Nam Từ Liêm phát biểu tại toạ đàm.

Tại quận Nam Từ Liêm, chính quyền đã đưa các vụ việc bạo lực gia đình ra hòa giải tại cộng đồng,nhiều vụ việc bị xử phạt hành chính và các hình phạt khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các chế tài xử phạt vẫn chưa đủ mạnh, mới chỉ dừng lại ở mức phê phán trước dân chúng nhằm răn đe, cảnh cáo. Nhiều trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vẫn chưa nhận thức rõ hành vi nào là hành vi bạo lực gia đình; hành vi bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật để tự khắc phục và rút kinh nghiệm.

Phát biểu khai mạc toạ đàm, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Chủ tịch Hội LHPN quận Nam Từ Liêm cho biết: Những năm qua, tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em ở quận Nam Từ Liêm tuy không tăng ở mức báo động nhưng các vụ bạo lực vẫn xảy ra, người chịu thiệt thòi vẫn là phụ nữ, trẻ em ở tuổi vị thành niên đặc biệt là trẻ em gái. Nhiều trường hợp phụ nữ bị chồng, gia đình chồng bạo lực nhưng không dám đứng lên tố giác, tố cáo với chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn và giải quyết bởi họ lo sợ lại tiếp tục bị bạo lực; sợ mang tiếng xấu hổ với hàng xóm và mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, tâm lý người vợ cho rằng chuyện riêng của gia đình, nói ra sẽ “xấu chàng hổ ai” nên họ “ngại vạch áo cho người xem lưng”. Điều này làm cho các hành vi vi phạm này ngày càng trở lên tồi tệ.

Hội LHPN quận Nam Từ Liêm: Bàn giải pháp phòng ngừa, phối hợp giải quyết các vụ việc xâm hại bạo lực phụ nữ, trẻ em - ảnh 2
Quang cảnh buổi toạ đàm.

Hàng năm, chính quyền, Hội LHPN từ quận đến phường đã thực hiện nhiều giải pháp để giúp đỡ hội viên, phụ nữ và nạn nhân bị bạo lực, xâm hại. Cá biệt đã có trường hợp, Hội giới thiệu nạn nhân đến tạm lánh ở “Ngôi nhà bình yên” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Tuy nhiên, các cấp Hội cũng nhận thấy rằng, việc đưa nạn nhân đên Ngôi nhà bình yên để tạm lánh chỉ là biện pháp cuối cùng và là giải pháp không thuận tiện do địa điểm Ngôi nhà bình yên ở xa, nạn nhân bị bạo lực không thể đến ngay khi sự việc xảy ra và chỉ có các trường hợp không còn giải pháp nào khác thì Hội mới đưa đến Ngôi nhà bình yên để tạm lánh.

Chủ tịch Hội LHPN quận Nam Từ Liêm Nguyễn Thị Kim Dung nhấn mạnh: Thực hiện Đề án 938 của Chính phủ về Tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2027, Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2026” và các Kế hoạch của Hội LHPN Thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề ánTuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017-2027 và  Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2026”; Hàng năm Hội LHPN quận xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án và triển khai tới 100% các phường và đơn vị trực thuộc trong toàn quận; Các cấp Hội trên địa bàn quận đã chủ động, phối hợp với các ngành triển khai thực hiện Đề án và đạt được những kết quả tích cực trong tuyên truyền pháp luật cho phụ nữ, lên tiếng và tham gia giải quyết kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa bàn, trong thời gian từ 2022 đến nay, các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền 72 hội nghị tuyên truyền cho trên 18.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ tại cơ sở về các quy đinh pháp luật, kiến thức liên quan đến bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, trẻ em, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống mua bán người, giáo dục làm cha mẹ… Nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa, thi viết đã thu hút hàng chục ngàn lượt người dự thi; tổ chức 31 buổi trợ giúp pháp lý cho gần 7.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ và tư vấn trực tiếp cho 86 trường hợp; xây dựng các mô hình tuyên truyền, vận động, tư vấn pháp luật tại cộng đồng.

Hội LHPN quận Nam Từ Liêm: Bàn giải pháp phòng ngừa, phối hợp giải quyết các vụ việc xâm hại bạo lực phụ nữ, trẻ em - ảnh 3
Các đại biểu chủ trì buổi toạ đàm.

Để triển khai Đề án 938 của Chính phủ Tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” và Đề án Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2026”, Hội LHPN quận đã chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động và xây dựng, ra mắt các mô hình thực hiện Đề án của Chính phủ và UBND Thành phố: mô hình “Tổ Dân phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, mô hình "Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em".

Các mô hình bước đầu đã xây dựng các tiêu chí về môi trường sống an toàn, lành mạnh, không có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em và được các cấp chính quyền ủng hộ;  Mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” được thành lập và ra mắt với 56 địa chỉ tại các phường trong toàn quận đã đã giúp đỡ, can thiệp và hòa giải 26 vụ việc bị bạo lực gia đình, giúp đỡ 12 nạn nhân bị bạo lực gia đình các kiến thức về Luật phòng, chống Bạo lực gia đình để các nạn nhân có cơ sở đề nghị với chính quyền địa phương giải quyết vụ việc và xử lý người có hành vi bạo lực.

Hội LHPN quận Nam Từ Liêm: Bàn giải pháp phòng ngừa, phối hợp giải quyết các vụ việc xâm hại bạo lực phụ nữ, trẻ em - ảnh 4
Đại diện Hội LHPN các phường phát biểu tham luận.

Bên cạnh đó còn phối hợp với các ngành chuyên môn, chính quyền địa phương tổ chức giúp đỡ 31 vụ việc bị bạo lực gia đình, trong đó có 18 vụ việc nạn nhân là hội viên phụ nữ, 01 vụ việc nạn nhân bị bạo lực gia đình là nam giới (chồng bị vợ bạo lực tại Mễ Trì); 04 vụ việc nạn nhân là trẻ em vị thành niên. Hội LHPN các cấp và các “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng đã có ý kiến với các cơ quan chức năng đề nghị xử lý 7 vụ việc (trong đó các cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính 6 vụ, 01 vụ bị tòa án ra quyết định xử phạt tù vì tội danh xâm hại tình dục trẻ vị thành niên tại phường Mễ Trì). Riêng trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Hội LHPN quận đã tiếp nhận đơn thư phản ánh 9 vụ việc liên quan đến bạo lực xâm hại phụ nữ, trẻ em và đã phối hợp các ngành chức năng giải quyết kịp thời.

Bên cạnh các mô hình còn có “nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật” tại cộng đồng, “CLB phụ nữ với pháp luật”, thông qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, sinh hoạt hội viên, Hội lồng ghép tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Vì vậy hội viên, phụ nữ trong quận được bổ sung thêm các kiến thức về pháp luật, nắm rõ hành vi vi phạm pháp luật, hành vi bạo lực gia đình từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân nói chung, của chị em phụ nữ nói riêng trong việc phòng, chống xâm hại, bạo lực phụ nữ, trẻ em đặc biệt là bạo lực giá đình để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Cùng với công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật, các cấp Hội đã tích cực nắm bắt, phát hiện và lên tiếng kịp thời các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em xảy ra trên địa bàn quận.

"Có thể nói, trong những năm qua, cùng với các cấp, các ngành. Các cấp Hội LHPN toàn quận đã tích cực vào cuộc, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền về luật Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Hàng năm đều xây dựng kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới triển khai trong toàn quận. Bên cạnh đó, các mô hình: “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng, “Tổ Dân phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, "Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em", nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật, CLB phụ nữ với pháp luật... đã và đang hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm thiểu các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn quận" - Chủ tịch Hội LHPN quận Nam Từ Liêm khẳng định.

Tại Hội nghị toạ đàm, các đại biểu là Hội LHPN các phường, chủ nhiệm các CLB, các ban ngành, đoàn thể của quận, phường… đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác tuyên truyền phòng ngừa, phối hợp giải quyết các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em và hoạt động các mô hình nhằm thực hiện tốt việc tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em của tổ chức Hội. Từ đó, đề xuất phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, đề xuất thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em trong các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn quận trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

“Mẹ đỡ đầu” thăm và trao kinh phí đỡ đầu cho 2 trẻ mồ côi tại huyện Chương Mỹ và Ứng Hòa

“Mẹ đỡ đầu” thăm và trao kinh phí đỡ đầu cho 2 trẻ mồ côi tại huyện Chương Mỹ và Ứng Hòa

(PNTĐ) - Ngày 18/9/2024, Hội LHPN Hà Nội đã kết nối với "Mẹ đỡ đầu", bà Lại Thị Hải Lý, chuyên gia giáo dục, đại diện Cộng đồng đọc sách Nghìn lẻ một đêm đã đến thăm, tặng quà, trao kinh phí đỡ đầu cho 2 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ứng Hòa và Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Trao tặng quà cho gia đình hội viên, phụ nữ khó khăn bị ảnh hưởng sau mưa bão tại quận Hoàn Kiếm

Trao tặng quà cho gia đình hội viên, phụ nữ khó khăn bị ảnh hưởng sau mưa bão tại quận Hoàn Kiếm

(PNTĐ) -  Chiều 19/9, tại UBND phường Phúc Tân và phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Hội LHPN quận Hoàn Kiếm tổ chức trao tặng quà cho các gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn bị ảnh hưởng mưa lũ gây ngập úng sau cơn bão số 3 vừa qua.
Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

(PNTĐ) - Sáng 18/9, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban Chủ tịch Hội LHPN các quận/huyện/ thị xã và đơn vị trực thuộc 9 tháng đầu năm 2024 nhằm đánh giá kết quả công tác quý III, rà soát tiến độ thực hiện chỉ tiêu thi đua, 9 tháng đầu năm, tình hình tham gia khắc phục hậu quả sau cơ bão số 3 và ngập úng trên địa bàn thành phố, triển khai nhiệm vụ quí IV, đồng thời đóng góp ý kiến vào các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.
Hội LHPN Hà Nội: Động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa bão tại huyện Mỹ Đức

Hội LHPN Hà Nội: Động viên, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa bão tại huyện Mỹ Đức

(PNTĐ) - Ngày 17/9, Đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ người dân vùng thiệt hại do mưa lũ sau cơn bão số 3 trên địa bàn 4 xã: Hợp Thanh, Hợp Tiến, An Phú và Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.