Kịp thời nắm bắt vụ việc, lên tiếng bảo vệ phụ nữ, trẻ em

Chia sẻ

Ngày 14/4, Hội LHPN TP Hà Nội đã tổ chức hội thảo, tập huấn “Vai trò của Hội Phụ nữ tham gia giải quyết vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em” nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Hội chủ chốt, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp thực hiện tốt vai trò của Hội trong tham gia giải quyết các vụ việc.

Tại buổi tập huấn, hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ cho biết, tình hình bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp. Theo báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, có gần 2/3 phụ nữ tham gia khảo sát (chiếm tỷ lệ gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực về thể xác, tình dục, tinh thần, kinh tế trong cuộc đời.Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ - PCT Thường trực, Hội LHPN TP Hà Nội phát biểu tại buổi hội thảo, tập huấnBà Nguyễn Thị Thu Thuỷ - PCT Thường trực, Hội LHPN TP Hà Nội phát biểu tại buổi hội thảo, tập huấn

Đối với trẻ em, báo cáo của Chính phủ cho thấy, từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và hành chính 8.442 vụ việc với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, số vụ xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất (73,85%), tiếp đến là bạo lực, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em. Bên cạnh đó, trẻ em còn bị xâm hại bởi các hình thức khác như lao động không đúng quy định của pháp luật, bị bỏ rơi, bỏ mặc, tảo hôn.

Tại Hà Nội, theo Báo cáo của UBND TP, từ 1/1/2015 đến tháng 6/2019 đã phát hiện 655 trẻ em bị xâm hại, trong đó có 253 trẻ em gái bị xâm hại tình dục.bà Dương Thị Lý Anh - Trưởng ban Chính sách - Luật pháp, Hội LHPN TP Hà Nội trình bày tại buổi tập huấnbà Dương Thị Lý Anh - Trưởng ban Chính sách - Luật pháp, Hội LHPN TP Hà Nội trình bày tại buổi tập huấn

Thời gian gần đây, ngay từ đầu năm 2021, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ việc thương tâm, khiến dư luận xã hội bức xúc như vụ việc bé gái 12 tuổi thường xuyên bị mẹ ruột bạo lực thâm tím cơ thể và bạn trai của mẹ xâm hại tình dục ở Hà Đông, chồng giết vợ để lại 3 con nhỏ cho ông bà ngoại già yếu chăm sóc ở Sơn Tây, vụ cháu bé lớp 8 bị xâm hại tình dục có thai ở Đông Anh, học sinh lớp 9 mâu thuẫn mà dùng dao đâm chết bạn ở Đan Phượng…

“Trước tình hình đó, với chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em, Hội LHPN các cấp đã rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho hội viên, phụ nữ và cộng đồng dân cư, nắm bắt tình hình, phát hiện các vụ việc, hỗ trợ tinh thần, vật chất, nơi ở, pháp lý cho nạn nhân và gia đình nạn nhân, tham gia phối hợp, kiến nghị các cơ quan chức năng để giải quyết các vụ việc” – PCT Thường trực Nguyễn Thị Thu Thuỷ khẳng định.Thượng tá Nguyễn Văn Luyến, Phó trưởng Công an huyện Chương Mỹ đọc bản tham luậnThượng tá Nguyễn Văn Luyến, Phó trưởng Công an huyện Chương Mỹ đọc bản tham luận

Hội LHPN TP và các quận, huyện đã chỉ đạo, thành lập các mô hình tư vấn pháp luật cho hội viên phụ nữ. Thành hội ngay từ khi triển khai đề án 938 đã thành lập Hội đồng tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em với đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan. Các cấp quận, huyện thị xã thành lập tổ tư vấn tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em, đến nay đã có 51 tổ tư vấn và thành phần tham gia đầy đủ các ngành tố tụng và cơ quan có liên quan. Cùng với đó, Hội LHPN Hà Nội cũng đã ký kết nhiều chương trình phối hợp với các sở ngành, đoàn thể và đặc biệt chương trình liên ngành giữa Hội và các cơ quan tố tụng Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Công an TP Hà Nội về công tác bảo vệ phụ nữ, trẻ em đã tạo cơ chế phối hợp hiệu quả trong triển khai các hoạt động hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ, trẻ em…

Tại Hội thảo, các đại biểu cùng chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nắm bắt thông tin, tham gia giải quyết các vụ việc; đồng thời đánh giá việc thực hiện vai trò Hội Phụ nữ tham gia giải quyết vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em; đánh giá sự cần thiết, tính hiệu quả thiết thực của mô hình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em, đề xuất giải pháp triển khai các mô hình mới…Toàn cảnh buổi tập huấn, toạ đàmToàn cảnh buổi tập huấn, toạ đàm

Theo PCT Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội, chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em gái của Hội LHPN Việt Nam và các cấp Hội PN được quy định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước, Hiến pháp và pháp luật nước Việt Nam. Các cán bộ Hội trong quá trình tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em cần nắm được các quy định của pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để có cách tham gia tiếp cận, xử lý một cách phù hipwj, đúng vai trò và tiến trình. Các cấp Hội tham gia với phương châm chủ động, kịp thời, đúng quy định pháp luật và kiên trì đi đến cùng vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em.

“Cách đây mấy năm, trên địa bàn huyện Chương Mỹ có vụ việc cháu bé lớp 9 bị thầy giáo tiếng Anh xâm hại tình dục, Hội LHPN TP đã cử đồng chí Chủ tịch HPN xã tham gia đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu bé, tham gia vào quá trình lấy lời khai và các thủ tục liên quan đến nạn nhân. Đồng thời, các cấp Hội cũng đã có công văn kiến nghị, đề xuất trong việc giải quyết vụ việc kịp thời, nhanh chóng” – bà Thuỷ nói.

Bà Dương Thị Lý Anh, Trưởng Ban Chính sách – Luật pháp, Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, các cấp Hội Phụ nữ tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em có 5 bước. Sau khi tiếp nhận thông tin, các cán bộ tham gia giải quyết vụ việc cần phân loại, xử lý bước đầu, xác định hướng giải quyết phù hợp, có thể tham vấn ý kiến chuyên gia. Hội LHPN các cấp phải xác định được trách nhiệm của từng cấp Hội trong tham gia giải quyết vụ việc, phối hợp với cơ quan hữu quan cùng cấp trong giải quyết các vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái…

Tại Hội thảo, thượng tá Nguyễn Văn Luyến, Phó trưởng Công an huyện Chương Mỹ đưa ra số liệu, trong năm 2020, đơn vị nhận được thông tin, phát hiện và giải quyết 9 vụ xâm hại trẻ em, với 12 trẻ em bị xâm hại. “Công tác điều tra của cơ quan công an để giải quyết vụ việc, đặc biệt vụ việc xâm hại tình dục gặp rất nhiều khó khăn. Thông thường, các nạn nhân ngại tố giác, đa số giải quyết ban đầu là thoả thuận. Khi không thoả thuận được, họ mới làm đơn tố cáo thì các bằng chứng đã mất. Do đó, Các cấp Hội PN cơ sở cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức của phụ nữ trong việc chủ động tố giác hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, các gia đình cần nâng cao trách nhiệm trong việc giáo dục con tuổi vị thành niên, tránh trường hợp bị lôi kéo, dụ dỗ rồi bị xâm hại…” – Thượng tá Luyến cho biết.Chị Nguyễn Thị Hường, PCT Hội LHPN huyện Chương Mỹ trình bày tại buổi lễChị Nguyễn Thị Hường, PCT Hội LHPN huyện Chương Mỹ trình bày tại buổi làm việc

Nêu bật những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết các vụ việc liên quan đến xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, chị Nguyễn Thị Hường, PCT Hội LHPN huyện Chương Mỹ cũng mong muốn Hội LHPN thành phố sẽ tổ chức nhiều hội thảo hơn nữa để nâng cao kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm xử lý vụ việc từ các địa bàn và các ban ngành, đoàn thể khác.

Là một trong những đơn vị giải quyết hiệu quả vụ việc xâm hại, bạo lực đối với trẻ em thời gian qua, chị Thái Thuỳ Linh, Phó phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Hà Đông khẳng định, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN TP và quận Hội nhằm giải quyết có hiệu quả vụ việc cháu bé 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại trên địa bàn quận, đồng thời kiến nghị Sở LĐ-TB&XH TP, UBND TP Hà Nội có chỉ đạo trong vụ việc này.

Kết thúc buổi toạ đàm, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ đánh giá cao các ý kiến phát biểu của đại diện lãnh đạo Hội cơ sở, các ban ngành, đoàn thể đưa ra, đồng thời khẳng định tổ chức Hội PN luôn đồng hành, phối hợp với các cơ quan chức năng, liên ngành hữu quan cùng thực hiện nhiệm vụ trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến phụ nữ, trẻ em trên địa bàn thành phố.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 17/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng”. Chủ trì hội thảo có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.
Đánh giá, nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

Đánh giá, nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

(PNTĐ) - Ngày 17/4/2024, Hội LHPN quận Ba Đình đã tổ chức tọa đàm “Kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các mô hình thực hiện hiệu quả Chương trình, Đề án, Cuộc vận động mà Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra”. Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm có bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội.