Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam”

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Diễn ra vào dịp kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, “Ngày hội áo dài xuống phố” năm 2024 do Hội LHPN quận Ba Đình tổ chức sáng ngày 6/3 đã rất thành công khi khơi dậy trong công chúng tình yêu áo dài và niềm tự hào được là người Việt Nam.

Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 1
Các đại biểu cùng các cán bộ, hội viên phụ nữ phụ nữ trước giờ đạp xe diễu hành tuyên truyền bảo vệ môi trường

Đại biểu tham dự Ngày hội có bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; Ông Hoàng Minh Dũng Tiến, Thành ủy viên, Bí thư quận ủy Ba Đình; Ông Nguyễn Công Thành, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Ba Đình;

Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 2
Bà Đinh Thị Phương Liên, Quận Ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình phát biểu khai mạc Ngày hội

Phát biểu khai mạc Ngày hội, bà Đinh Thị Phương Liên, Quận Ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Quận tự hào cho biết: Chúng ta đang bước vào năm Giáp Thìn 2024 với nhiều sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước: Năm Thủ đô tròn 70 năm ngày giải phóng, đất nước thoát khỏi ách đô hộ gần 100 năm của thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; Năm 2024 cũng là năm thứ 4 Thủ đô Hà Nội  chính thức được trở thành thành viên của Mạng lưới “Các thành phố sáng tạo của UNESCO” ở lĩnh vực thiết kế sáng tạo sau 20 năm được vinh danh thành phố vì hòa bình (năm 1999);

Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 3
Tiết mục trống hội với những âm hưởng hào hùng mở đầu Ngày hội

Theo Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình, cùng với tiềm năng sáng tạo của Hà Nội, quận Ba Đình luôn sẵn sàng để được khơi nguồn, tạo nên những bản sắc riêng có để Ba Đình lưu giữ truyền thống, định hình hiện tại và hướng tới tương lai. Điều này đòi hỏi phụ nữ quận Ba Đinh với hơn 50% dân số Quận phải nhận thức về danh hiệu Thành phố một cách rõ ràng, qua đó góp phần tạo dựng thương hiệu Thành phố sáng tạo; thực hiện hiệu quả Chương trình 09 của Quận ủy: “Phát triển văn hóa, xây dựng người Ba Đình – Hà Nội thanh lịch – văn minh; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đổi mới căn bản, phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục đào tạo…”.

Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 4
Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 5
Từng tiết mục được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, chỉn chu ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước
Tại Ngày hội, thay mặt  BCH Hội LHPN quận Ba Đình, Chủ tịch Hội LHPN quận Đinh Thị Phương Liên đã chính thức phát động Đợt thi đua đặc biệt chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô trong các cấp Hội Phụ nữ toàn Quận với quyết tâm cao nhất đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn; Nhân rộng mô hình Tổ dân phố văn hóa, di tích lịch sử văn hóa kiểu mẫu dưới nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ, Nhân dân, các du khách thập phương tham dự; Gắn biển, ra mắt các công trình, phần việc kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô; Tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quần chúng, cộng đồng tại các không gian công cộng vì cộng đồng nhằm quảng bá hình ảnh nét đẹp con người Ba Đình “thanh lịch, văn minh, nghiêm túc, nghĩa tình”; Quảng bá áo dài dân tộc di sản văn hóa Việt Nam gắn với quảng bá giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các điểm đến hấp dẫn trên địa bàn; Bình chọn 70 gương phụ nữ tiêu biểu gắn với 70 câu chuyện, phần việc điển hình sáng tạo nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.

Ngày hội "Áo dài xuống phố” chính là sự kiện mở đầu đợt thi đua đặc biệt của phụ nữ quận Ba Đình với sự tham gia của gần 300 diễn viên quần chúng cùng các ca sỹ, người mẫu và 200 cán bộ hội viên.

Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 6
Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 7
Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 8
Màn trình diễn áo dài truyền thống đã góp phần khơi dậy tình yêu áo dài trong đông đảo người xem

Tại Ngày hội, công chúng đã được thưởng thức các tiết mục biểu diễn văn nghệ, thời trang đặc sắc được đầu tư kỹ lưỡng, chỉn chu, chuyên nghiệp như màn dân vũ trong trang phục áo dài của các cán bộ, hội viên phụ nữ trên nền nhạc “Xinh tươi Việt Nam”; màn biểu diễn áo dài với những họa tiết, hoa văn đặc trưng của các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê; Đơn ca cùng trình diễn áo dài với tà áo dài kỷ lục nhà thiết kế Hoàng Ly trên nền ca khúc “Một vòng Việt Nam”... Những màn biểu diễn đã góp phần khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về trang phục áo dài truyền thống, kết nối những trái tim Việt dành cho đất nước Việt Nam, đúng như thông điệp mà Ban Tổ chức mong muốn gửi đi qua Chương trình: “Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam”.

Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 9
Các đại biểu cùng cán bộ, hội viên phụ nữ quận Ba Đình tự hào mặc áo dài truyền thống tại Ngày hội

Năm thứ 3 được Hội LHPN quận Ba Đình tổ chức nhưng mỗi năm, Ngày hội “Áo dài xuống phố” lại đem tới những điều mới mẻ, sáng tạo riêng. Nếu như trong năm đầu tiên, tại Ngày hội, các đại biểu và hội viên phụ nữ cùng tự hào mặc áo dài diễu hành trên phố; năm thứ 2, vẻ đẹp của áo dài được lan tỏa từ những chiếc xe buýt du lịch hai tầng đi qua các di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội thì năm nay, các hội viên phụ nữ Ba Đình trong trang phục áo dài truyền thống đã cùng đạp xe trên phố để tuyên truyền thông điệp về bảo vệ môi trường.

Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 10
Mỗi lần thấy áo dài, là tự hào muốn nói “Tôi là người Việt Nam” - ảnh 11
Chương trình khép lại đầy ấn tượng với nghi thức thả chim bồ câu, biểu tượng của hòa bình-hữu nghị

Đặc biệt, Ngày hội đã khép lại đầy ấn tượng và ý nghĩa khi các đại biểu thực hiện nghi thức thả chim bồ câu, biểu tượng của hòa bình- hữu nghị được khắc họa trong logo nhận diện của Hội LHPN Việt Nam lên bầu trời Thủ đô.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN quận Ba Đình: Nhiều mô hình mang dấu ấn sáng tạo của phụ nữ

Hội LHPN quận Ba Đình: Nhiều mô hình mang dấu ấn sáng tạo của phụ nữ

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội LHPN quận Ba Đình đã linh hoạt, sáng tạo triển khai nhiều mô hình góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, cuộc vận động mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Quận, các “mô hình của Hội” được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao và đặc biệt là người dân đồng tình hưởng ứng.
Danh sách 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019-2024

Danh sách 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019-2024

(PNTĐ) - Tại chương trình “Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019-2024” do Hội LHPN Hà Nội và Ban đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội tổ chức tại Khu di tích Phủ Chủ tịch sáng 8/5/2024, Ban tổ chức đã tôn vinh, biểu dương 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu. Trong đó, có 10 cá nhân tiêu biểu đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố; 40 cá nhân tiêu biểu được Hội LHPN thành phố khen thưởng.
Nữ Chủ tịch Hội hết mình vì cộng đồng

Nữ Chủ tịch Hội hết mình vì cộng đồng

(PNTĐ) - Nhanh nhẹn, năng động, nhiệt tình, xông xáo, trách nhiệm,… đó là những nhận xét mà bất cứ ai gặp cũng có thể nhận thấy ở chị Đồng Thị Thanh Mai, Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Hơn 14 năm gắn bó với công tác hội phụ nữ, 10 năm trên cương vị Chủ tịch Hội LHPN xã, chị luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Trao mô hình “Dân vận khéo” tại huyện Phú Xuyên

Trao mô hình “Dân vận khéo” tại huyện Phú Xuyên

(PNTĐ) - Ngày 7/5/2024, thực hiện mô hình "Dân vận khéo" năm 2024, Chi bộ Ban Tổ chức - Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội đã trao tặng bò sinh sản hỗ trợ sinh kế cho gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền - hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại Thôn Chung Chản, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên.