Hội LHPN Hà Nội:

Nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị tài chính và chuyển đổi số cho phụ nữ khởi nghiệp

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 4/11, Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội thảo “Quản trị tài chính, gia tăng nguồn vốn và chuyển đổi số cho phụ nữ khởi nghiệp”. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch số 17/KH-BTV ngày 15/2/2022 của BTV Hội LHPN Hà Nội về tổ chức hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2022.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị tài chính và chuyển đổi số cho phụ nữ khởi nghiệp - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cho biết: Phụ nữ Thủ đô chiếm tỷ lệ lao động lớn trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế Phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm 26,7%; nữ chủ hộ kinh doanh chiếm 67%; Gần 5 năm qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã hỗ trợ 3279 phụ nữ khởi nghiệp, kết nối hỗ trợ trên 130.700 phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín chấp hơn 7.000 tỷ đồng. Riêng năm 2022 có 799 phụ nữ được hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; Bên cạnh đó, đã tổ chức 1.352 cuộc hội thảo, tọa đàm, truyền thông, tập huấn trực tiếp, trực tuyến hỗ trợ trên 20.000 nữ doanh nhân tiếp cận các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo Nghị quyết 43/QH; Nghị định 80/CP; tiếp cận các nguồn lựcvề vốn, tư vấn hỗ trợ chuyển đổi số, thương mại điện tử; kỹ năng quản trị kinh doanh; Phối hợp tổ chức 07 khóa đào tạo CEO chuyên nghiệp, 82 khóa đào tạo kỹ năng quản lý,  chuyển đổi phương thức kinh doanh cho 122.000 hộ kinh doanh do nữ làm chủ, 22 doanh nghiệp được hỗ trợ nền tảng chuyển đổi số; 234 chủ thể được hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị tài chính và chuyển đổi số cho phụ nữ khởi nghiệp - ảnh 2
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp do nữ làm chủ, đặc biệt là phụ nữ mới khởi nghiệp vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng việc tiếp cận các chương trình còn có nhiều khó khăn, chị em chưa nắm chắc về cơ chế chính sách, các nguồn vốn và thủ tục để được tiếp cận còn lúng túng, đặc biệt còn thiếu kỹ năng, hạn chế trong quản lý tài chính, nguồn vốn, tiếp cận nền tảng công nghệ và quản lý, sử dụng các công cụ chuyển đổi số.

 Nhằm tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp,  Hội LHPN Hà Nội tổ chức hội thảo, chia sẻ, tư vấn nâng cao kỹ năng quản lý tài chính, tiếp cận một số nguồn vốn và các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số theo Nghị quyết số 43/2022/QH 15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế;  Nghị quyết 80/CP, Nghị quyết 11/CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ; Kế hoạch số 91/2022/ KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị tài chính và chuyển đổi số cho phụ nữ khởi nghiệp - ảnh 3
Ông Hoàng Văn Hoàn,Trưởng phòng tư vấn Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc giới thiệu chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025

Tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Hoàn,Trưởng phòng tư vấn Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã giới thiệu chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 với các nội dung: Lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp; các lĩnh vực chính của chuyển đổi số trong doanh nghiệp; Rào cản, khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025; Một số kết quả đã đạt được trong chuyển đổi số trong năm 2021;

Bà Trần Thị Trang, Trưởng phòng hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội đã trình bày Kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025 với một số mục tiêu như: phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ đô được nâng cao nhận thức chuyển đổi số; 90.000 doanh nghiệp mới được thành lập nhận hỗ trợ; 100% doanh nghiệp trên địa bàn TP sử dụng chữ kỹ số, hóa đơn điện tử; xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số;

Ông Lê Vũ Thanh Bình, Phó GĐ phòng giao dịch NH Sacombank trình bày các chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh;

Cuối cùng, hội thảo cũng đã được nghe thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, trong đó đã làm rõ một số nội dung như đối tượng được vay vốn; điều kiện vay vốn; mức cho vay; thời hạn cho vay; lãi suất cho vay…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì khởi nghiệp

Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì khởi nghiệp

(PNTĐ) - Sau 7 năm thực hiện, Đề án “Hỗ trợ Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” đã khơi dậy tiềm năng của phụ nữ của phụ nữ huyện Thanh Trì và cộng đồng trong tham gia phát triển kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

(PNTĐ) - Với mong muốn “không để phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau” trong hành trình bảo vệ sức khỏe, năm 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai chương trình khám, tầm soát và truyền thông phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn 18 huyện và thị xã của Thủ đô.
Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới không chỉ khơi dậy niềm tự hào về quá khứ mà còn là bước đi chiến lược để phụ nữ Thủ đô tự tin khẳng định vị trí của mình, đưa Thủ đô và đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.