Nâng cao vai trò pháp luật của phụ nữ
(PNTĐ) -Các đại biểu đều nhất trí cho rằng, không chỉ trong công tác tuyên truyền pháp luật, mà trong phối hợp giải quyết, can thiệp các vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, tổ chức Hội Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng.
Sáng ngày 15/11, Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổ chức hội nghị tọa đàm Nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình tuyên truyền pháp luật và tham gia giải quyết vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Quận ủy, UBND quận, lãnh đạo các phòng, ban, các phường, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Hội LHPN các phường trên toàn quận.

Khai mạc hội nghị, bà Lê Thị Bích Hà, Chủ tịch Hội LHPN quận Nam Từ Liêm cho biết: Trong 5 năm trở lại đây, nhằm triển khai Đề án 938 về Tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, bằng nhiều hình thức, các cấp Hội LHPN quận đã tổ chức tuyên truyền 327 buổi cho 47.000 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ tại cơ sở về các quy định pháp luật, kiến thức liên quan đến bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, trẻ em, phòng chống bạo lực trên cở sở giới... Nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật được tổ chức.
"Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Hội, Hội LHPN quận đã chỉ đạo Hội LHPN các phường có sự phối hợp với các bộ phận phụ trách xây dựng mô hình phối hợp tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em từ cấp quận đến cơ sở. Đến nay, nhiều mô hình, CLB đã phát huy hiệu quả, như CLB Phụ nữ với pháp luật, CLB Gia đình hạnh phúc, CLB Không sinh con thứ ba, Tổ nòng cốt tuyên truyền pháp luật.
Bước vào giai đoạn 2 của Đề án 938 và chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch 228 của UBND quận Nam Từ Liêm về Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn quận giai đoạn 2018 - 2027, Hội LHPN quận đã và đang tích cực nắm bắt, phát hiện và lên tiếng kịp thời các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em xảy ra trên địa bàn", bà Lê Thị Bích Hà cho hay.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận về công tác phối hợp, vai trò của chính quyền và các ban, ngành trong công tác phối hợp, hỗ trợ giải quyết các vụ việc xâm hại phụ nữ và trẻ em; Các giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình, Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, nhóm Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật và những khó khăn, đề xuất thời gian tới.
Trong những năm gần đây, vấn đề xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn quận Nam Từ Liêm diễn biến phức tạp, gia tăng cả về mức độ và số lượng vụ việc, Để phối hợp thực hiện các biện pháp, tiến hành nhiều hoạt động nhằm can thiệp, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị xâm hại, bạo lực, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quận đã đưa ra 3 mức độ can thiệp:
Mức độ 1: Phòng ngừa: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phối hợp các ban, ngành dạy kỹ năng sng cho học sinh, tố chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt CLB...
Mức độ 2: Phòng ngừa và can thiệp sớm: Truyền thông trực tiếp vào các gia đình và trẻ em có nguy cơ cao để chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.
Mức độ 3: Bảo vệ: Phối hợp giải quyết các vụ việc