Hội LHPN Hà Nội:

Nhân rộng các mô hình xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường

THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 28/2, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá mô hình điểm “Phụ nữ tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch” và “Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình hội viên phụ nữ nông thôn”. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương.

 Hội

Nhân rộng các mô hình  xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường - ảnh 1
Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Báo cáo kết quả thực hiện tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hường, Trưởng ban Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN Hà Nội cho biết: Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025” do UBND thành phố phê duyệt, từ tháng 10/2022, Hội LHPN  Hà Nội đã chỉ đạo điểm mô hình “Phụ nữ tham tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch” và “Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình hội viên phụ nữ nông thôn” tại 10 huyện. Mô hình “Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình hội viên phụ nữ nông thôn” được thí điểm tại 5 xã thuộc 5 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Phú Xuyên, Hoài Đức và Quốc Oai, với sự tham gia của 125 hộ. Tính đến nay, đã có 16/18 huyện, thị xã đã chủ động triển khai và nhân rộng thêm mô hình tại 102 xã với sự tham gia của 38.289 hộ dân.

Mô hình “Phụ nữ tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch” được triển khai thí điểm tại 9 xã thuộc 5 huyện: Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Ba Vì; tổ chức ký cam kết không đốt rơm rạ sau thu hoạch và xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ cho hơn 2.500 hộ làm nông nghiệp.

Hội LHPN Hà Nội chủ trì phối hợp với Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live & Learn) tổ chức thí điểm mô hình tại 5 xã thuộc 5 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Phú Xuyên, Hoài Đức và Quốc Oai với sự tham gia của 125 hộ gia đình. Tổ chức 06 cuộc tập huấn cấp Huyện và 13 hội nghị cấp xã để hướng dẫn cách phân loại rác thải hữu cơ, vô cơ, rác tái chế; cách xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm sinh học và sử dụng mô hình “Hố rác di động”; chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc trong quá trình triển khai thí điểm mô hình cho 420 người là hội viên, phụ nữ, đại diện các cơ quan liên quan, tổ chức đoàn thể tại địa phương. Sau hơn 1 tháng triển khai thí điểm, ghi nhận đã có 69/75 (đạt 92%) hộ gia đình áp dụng thành công phương pháp ủ phân hữu cơ, sản phẩm phân hữu cơ đạt tiêu chuẩn, giúp giảm từ 1/2 đến 2/3 lượng rác thải xả trực tiếp ra môi trường. Kết quả, tính đến nay đã có 16/18 huyện, thị xã đã chủ động triển khai và nhân rộng thêm mô hình tại 102 xã với sự tham gia của 38.289 hộ dân.

Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với các chuyên gia nông nghiệp tổ chức hướng dẫn thí điểm cho 244 hộ gia đình hội viên phụ nữ cách làm men rơm IMO và xử lý ủ rơm, rạ thành phân bón hữu cơ. Kết quả các hộ gia đình đều làm được sản phẩm chế men rơm theo đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn; Sau khi có men rơm các hộ đã thực hiện xử lý rơm rạ theo 2 phương pháp được hướng dẫn (Ủ đống hoặc phân rải rơm, rạ tại  ruộng) trên diện tích đất là 50.840 mét vuông; Đến nay đã có 33 chi hội thực hiện mô hình. Hiệu quả của mô hình điểm đã được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đánh giá cao và được nhân dân hưởng ứng tham gia...

Nhân rộng các mô hình  xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường - ảnh 2
Các đại biểu tham dự hội nghị

 

Tại hội nghị, các đại biểu của Hội LHPN các huyện thực hiện đề án đã chia sẻ cách làm, kinh nghiệm thực tế khi triển khai tại địa phương và các hộ gia đình; đồng thời nêu những khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình và kiến nghị UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các sở, ngành sớm ban hành Đề án phân loại rác thải tại nguồn chung của Thành phố. Hướng dẫn UBND huyện trong công tác phân loại rác thải và các cơ chế để triển khai thực hiện có hiệu quả; Nghiên cứu và áp dụng cơ thế thu giá dịch vụ môi trường theo khối lượng phát sinh theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2020.  Đề xuất Hội LHPN Thành phố quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, có cơ chế phù hợp để khuyến khích cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia thực hiện mô hình phân loại rác thải tại nguồn...

Nhân rộng các mô hình  xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường - ảnh 3
 Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoài Đức Nguyễn Thị Thêm  chia sẻ  mô hình trong thực hiện dự án tại hội nghị
 

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương ghi nhận các cấp Hội và các đơn vị đã làm điểm đã chủ động vào cuộc tích cực, triển khai thực hiện nghiêm túc, bước đầu có hiệu quả mô hình, được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đánh giá cao và Nhân dân hưởng ứng tham gia. 

Tuy nhiên, thời gian triển khai mô hình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ được triển khai vào lúc sắp hết mùa gặt nên việc tuyên truyền vận động nhân rộng mô hình sau khi có hướng dẫn điểm gặp nhiều khó khăn. Số lượng các Chi hội, các hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình còn hạn chế; việc triển khai mô hình ở một số nơi còn chưa đạt được kết quả như mong muốn...

Trong thời gian tới bà Phạm Thị Thanh Hương đề nghị, Hội LHPN của  18 huyện, thị xã nghiên cứu kỹ đề án, tham mưu UBND các huyện, thị xã ban hành kế hoạch thực hiện; chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; tập trung tuyên truyền để phụ nữ hiểu được lợi ích của mô hình, góp phần thay đổi thói quen, phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ, góp phần xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.