Hội LHPN Việt Nam:

Nhiều nỗ lực, sáng kiến triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

T.Thanh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 6/5/2025, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025: Thực trạng và hàm ý chính sách".

Đây là dịp để nhìn nhận, đánh giá tổng quát kết quả 5 năm thực hiện Chiến lược lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030; xem xét vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội LHPN Việt Nam đối với các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới làm cơ sở kiến nghị, đề xuất giải pháp và điều chỉnh phù hợp nhằm thực hiện tốt trách nhiệm của Hội tại Chiến lược, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của Chiến lược nói riêng, tích cực thúc đẩy bình đẳng giới nói chung.

Năm 2025 là năm quan trọng để nhìn nhận việc đạt được các mục tiêu của giai đoạn 5 năm đầu triển khai, đánh giá việc tổ chức thực hiện, cũng như có những giải pháp hiệu quả để đạt được các mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2026-2030. 

Sau 5 năm triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới Giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng: 13/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra đến năm 2025... Qua đó đã góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực, như: Trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động; chú trọng phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao; sức khỏe của phụ nữ ngày càng cải thiện và trình độ học vấn ngày càng cao hơn…, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhiều nỗ lực, sáng kiến triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới  - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học Cơ quan TƯ Hội, phát biểu tại Hội thảo. Ảnh Thu Hà

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết: Hội LHPN Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến trong tham gia triển khai Chiến lược, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của Việt Nam như: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy của xã hội về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới; tích cực tham mưu đề xuất và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; tham gia giám sát việc thực thi pháp luật và thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; thúc đẩy lồng ghép giới trong văn bản quy pháp pháp luật, góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong các lĩnh vực…

Hội thảo đã thu hút nhiều ý tham luận, báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia, học giả, nhà quản lý, nhà nghiên cứu về công tác bình đẳng giới. 

Nhiều nỗ lực, sáng kiến triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới  - ảnh 2
Các đại biểu tham gia tại hội thảo. Ảnh Thu Hà

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay trong thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới tại đơn vị; phân tích thực trạng, nguyên nhân, hạn chế trong công tác bình đẳng giới hiện nay…

c vấn đề được đại biểu đề cập để cùng bàn thảo, tìm giải pháp tháo gỡ như: Các hình thái bạo lực đối với người cao tuổi; thực trạng bạo lực và xâm hại trẻ em; bất bình đẳng giới trong gia đình; sự cần thiết lồng ghép giới trong quá trình xây dựng chính sách, kế hoạch; thách thức trong công tác cán bộ nữ hiện nay… Đồng thời đưa ra dự báo và nhiều đề xuất giải pháp phù hợp, giúp Hội LHPN Việt Nam có thể đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa đối với việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2030 trong bối cảnh mới, thiết thực góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Ngày 3/3/2021, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030. Đây là Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới lần thứ hai (sau Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020) thể hiện rõ những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết của quốc gia thành viên đối với các công ước và luật pháp quốc tế về bình đẳng giới, đồng thời là một công cụ quan trọng để Việt Nam thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc đến năm 2030, đảm bảo sự tiến bộ, công bằng, văn minh, không để ai bị bỏ lại phía sau. 

Chiến lược gồm 20 chỉ tiêu thuộc 6 lĩnh vực, trong đó các chỉ tiêu đều được xác định theo 2 mốc thời gian cụ thể là năm 2025 và 2030, thể hiện rõ tính định hướng trong tổ chức thực hiện.

 

Tin cùng chuyên mục

Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì khởi nghiệp

Điểm tựa vững chắc để phụ nữ Thanh Trì khởi nghiệp

(PNTĐ) - Sau 7 năm thực hiện, Đề án “Hỗ trợ Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” đã khơi dậy tiềm năng của phụ nữ của phụ nữ huyện Thanh Trì và cộng đồng trong tham gia phát triển kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

(PNTĐ) - Với mong muốn “không để phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau” trong hành trình bảo vệ sức khỏe, năm 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai chương trình khám, tầm soát và truyền thông phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn 18 huyện và thị xã của Thủ đô.
Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới không chỉ khơi dậy niềm tự hào về quá khứ mà còn là bước đi chiến lược để phụ nữ Thủ đô tự tin khẳng định vị trí của mình, đưa Thủ đô và đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.