Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số”

HOÀNG LAN-THANH THANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 3/10/2023, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” và Cuộc thi truyền thông “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” năm 2003 tại huyện Ba Vì. Ngày hội đã gửi tới cộng đồng nhiều thông điệp ý nghĩa về bình đẳng giới, xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới...

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 1
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Thành phố, Hội LHPN Hà Nội với các đội thi

Ngày hội là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 03/10/2022 của UBND TP Hà Nội về triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội; đồng thời thiết thực kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chào mừng 93 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10;

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 2

Các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội nhận hoa chúc mừng Ngày hội từ Huyện ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 3
Các đại biểu trao cờ lưu niệm cho các đội thi

Đại biểu Trung ương tới dự Ngày hội có bà Hà Thị Oanh, Ủy viên BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó trưởng ban Dân tộc Tôn giáo Hội LHPN Việt Nam;

Đại biểu hành phố có ông Nguyễn Phúc Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội; Bà Lê Kim Anh, Ủy viên ĐCT Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội; bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội;

Đại biểu huyện Ba Vì có ông Dương Cao Thanh, Bí thư huyện ủy Ba Vì.

Nỗ lực thực hiện thành công Dự án

Phát biểu khai mạc Ngày hội, bà Lê Kim Anh, Ủy viên ĐCT Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/10/2021 với 10 Dự án thành phần nhằm hỗ trợ phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó có dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Chính phủ giao cho Hội LHPN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện Dự án 8.

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 4
Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu khai mạc Ngày  hội

Bám sát chỉ đạo của Trung ương, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 03/10/2022  về triển khai Dự án 8 trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó giao cho Hội LHPN Thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ tham mưu cho UBND Thành phố triển khai thực hiện Dự án 8 trên địa bàn Thành phố.

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 5
Các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội trò chuyện với chị em phụ nữ dân tộc thiểu số

Thực hiện kế hoạch của UBND thành phố; Hội LHPN Hà Nội đã cùng các sở, ngành, UBND 5 huyện chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực triển khai khai thực hiện các nội dung Dự án 8 một cách nghiêm túc, trong đó tập trung cao cho công tác tập huấn, hướng dẫn, triển khai mô hình điểm, huy động được sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị và cộng đồng vào việc xây dựng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó huyện Ba Vì (địa bàn chiếm 50% tổng số các xã thực hiện dự án 8) đã vào cuộc thực hiện dự án 8 với quyết tâm cao và cách làm phù hợp.

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 6
Tiết mục văn nghệ tại Ngày hội cho các phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Ba Vì trình diễn

Để các chỉ tiêu của Dự án 8 theo kế hoạch của Thành phố được thực hiện hiệu quả, phấn đấu hoàn thành sớm so với tiến độ đề ra, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh đề nghị trong thời gian tới cần có sự vào cuộc tích cực, sự phối hợp chặt chẽ của sở, ban, ngành Thành phố; đặc biệt là cấp ủy chính quyền, các ban, ngành đoàn thể địa phương và toàn thể nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Hà Nội; trong đó việc đổi mới nội dung/hình thức truyền thông thay đổi nếp nghĩ, cách làm để nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động tích cực về bình đẳng giới giữ vai trò quan trọng. 

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 7
Ngày hội thu hút đông đảo sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Vì
Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 8
Bà con hăng hái tham gia cổ vũ các đội thi

Theo Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh, Chương trình Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” và Cuộc thi truyền thông “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” năm 2003 nhằm tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới và những tập tục văn hóa có hại trong gia đình và cộng đồng đã và đang là rào cản đối với sự phát triển của phụ nữ và trẻ em.

Phụ nữ dân tộc “thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới

Trong Khuôn khổ Chương trình của Ngày hội 7 đội tuyển đại diện cho 7 xã dân tộc thiểu số của huyện Ba Vì đã tham gia Cuộc thi truyền thông “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” với 3 phần thi: Thi tìm hiểu kiến thức; Thi xử lý tình huống và phần thi “Nét đẹp văn hóa dân tộc”.

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 9
Các đội thi tham gia phần thi Kiến thức
Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 10
Các câu hỏi về nội dung mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện Dự án 8

Trong phần thi kiến thức, 7 đội thi đã cùng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm về nội dung mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi” trên địa bàn thành phố Hà Nội; Luật bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình.

Trong phần thi xử lý tình huống, các đội thi đã xử lý tình  huống do BGK đưa ra liên quan đến việc tuyên truyền, vận động xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em... qua đó đưa ra thông điệp truyền thông liên quan.

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 11
Đội thi xã Ba Trại xử lý tình huống, tuyên truyền nâng cao kiến cao thức để người dân chấm dứt thói quen sử dụng lửa để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng

Trong vai thành viên Tổ truyền thông cộng đồng, đội thi đến từ xã Minh Quang thông qua hình thức sân khấu hóa đã “cảm hóa” thành công người chồng vốn có tư tưởng việc nhà là của riêng phụ nữ nên đi làm về chỉ ngồi chơi không hoặc đi uống rượu với bạn. Từ đó, đội thi đã lan tỏa thông điệp: Việc nhà không phải của riêng người phụ nữ. Vợ chồng cần tôn trọng nhau, cùng chung tay vun đắp hạnh phúc gia đình.

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 12
Thông qua các phần thi, mỗi đội thi đều gửi tới những thông điệp ý nghĩa về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực

Đội thi xã Tản Lĩnh, trước tình huống về một cặp vợ chồng cho con gái nghỉ học vì cho rằng con gái không cần học nhiều, đã tuyên truyền, giúp cặp vợ chồng hiểu ra con trai, con gái cũng cần được trao cơ hội để phát triển bình đẳng như nhau.

Phần thi của đội thi đến từ xã Khánh Thượng thông qua việc xử lý tình huống đã giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về hành vi tảo hôn là vi phạm Luật Hôn nhân Gia đình; phần thi của đội thi đến từ xã Yên Bài đã gửi tới cộng đồng thông điệp về phòng chống bạo lực gia đình, "Phụ nữ là để yêu thương";

Hay như đội thi xã Vân Hòa lại lan tỏa thông điệp: "Phụ nữ và nam giới đều bình đẳng, có quyền xử lý các công việc trong gia đình và ngoài xã hội" thông qua phần thi xử lý tình huống người chồng còn mang nặng tư tưởng định kiến, tự cho mình quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình.

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 13
Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 14
Lan tỏa “Nét đẹp văn hóa dân tộc” thông qua các tiết mục dự thi

Một phần thi đặc sắc, nhận được sự quan tâm của đông đảo người xem là “Nét đẹp văn hóa dân tộc”. Thông qua các tiết mục hát, múa, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống… các đội thi đã giới thiệu, chia sẻ những nét đẹp văn hóa, văn nghệ dân gian của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Ba Vì; khuyến khích đồng bào dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ có ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 15
Các đại biểu thăm gian hàng giới thiệu của các gian hàng giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp, sáng tạo, sản phẩm nghề truyền thống của phụ nữ dân tộc thiểu số
Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 16

Trong khuôn khổ Ngày hội còn diễn ra hoạt động trưng bày, quảng bá, giới thiệu của các gian hàng giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp, sáng tạo, sản phẩm nghề truyền thống của phụ nữ dân tộc thiểu số;

Những thông điệp ý nghĩa từ “Ngày hội bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số” - ảnh 17
Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh và ông Dương Cao Thanh, Bí thư huyện ủy Ba Vì trao giải Nhất cho đội thi đến từ xã Vân Hòa 
Kết thúc cuộc thi truyền thông“Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số”, BTC đã trao giải Nhất cho đội thi đến từ xã Vân Hòa; Hai giải Nhì thuộc về đội thi đến từ xã Ba Vì, Tản Lĩnh; Các đội thi đến từ xã Minh Quang, Khánh Thượng, Yên Bài, Ba Trại đồng giải Ba. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Làm giàu từ mô hình vườn hoa cây cảnh

Làm giàu từ mô hình vườn hoa cây cảnh

(PNTĐ) - Với niềm đam mê và tình yêu dành cho hoa cây cảnh, chị Khuất Thị Phương (SN 1976), hội viên phụ nữ xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang trồng hoa cây cảnh. Chị là một trong những tấm gương phụ nữ điển hình vượt khó vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Cùng hành động để chấm dứt bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ, trẻ em

Cùng hành động để chấm dứt bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Ngày 5/12, tại trường THCS Nguyễn Thượng Hiền, huyện Ứng Hoà, Hà Nội, Hội LHPN TP Hà Nội phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa tổ chức Chương trình hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
Chung tay xây dựng môi trường nhà trọ an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái

Chung tay xây dựng môi trường nhà trọ an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em gái

(PNTĐ) - Với mục tiêu đảm bảo an toàn xung quanh cho ngôi nhà thuê trọ; đảm bảo an toàn các phòng trọ; đảm bảo nếp sống văn minh, lịch sự; có khu vực hoặc phòng sinh hoạt chung và sẽ là những chủ trọ thân thiện; sáng 1/12, Hội LHPN phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) chính thức ra mắt CLB chủ nhà trọ an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em.
Dinh thự vua Mèo: Chốn vương giả giữa cao nguyên đá

Dinh thự vua Mèo: Chốn vương giả giữa cao nguyên đá

(PNTĐ) - Đến Đồng Văn, Hà Giang, không thể không đến thăm một địa điểm ghi dấu thời kỳ vàng son của con người từng bá chủ một vùng cao nguyên đá rộng lớn với vô vàn huyền tích bao quanh, đó là di tích lịch sử nhà Vương, hay được dân gian quen gọi là dinh thự vua Mèo.
 “Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

“Sáp ong - Sắc chàm” - triển lãm về văn hoá dân tộc Dao và Mông tại Hà Nội

(PNTĐ) - Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa diễn ra triển lãm“Sáp ong – Sắc chàm”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.