Nói chuyện chuyên đề “Lịch sử và truyền thống Hội LHPN Việt Nam”

Tin, Hoàng Anh, Ảnh: Trịnh Hằng
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 11/3, kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công đoàn cơ quan Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề về “Lịch sử và truyền thống Hội LHPN Việt Nam”. Dự chương trình có bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội, các Phó Chủ tịch Hội Lê Thị Thiên Hương, Phạm Thị Mỹ Hoa cùng cán bộ công chức, viên chức, người lao động cơ quan Hội LHPN Hà Nội.

Tại hội nghị, báo cáo viên là bà Dương Thị Hằng, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã giới thiệu về lịch sử và truyền thống của tổ chức Hội. Cụ thể, Năm 1930: Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản từ ngày 6/1/1930 - 8/2/1930, bên cạnh Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội Phụ nữ Giải phóng.

Nói chuyện chuyên đề  “Lịch sử và truyền thống Hội LHPN Việt Nam” - ảnh 1
Các đại biểu tham dự chương trình sáng 11/3
Nói chuyện chuyên đề  “Lịch sử và truyền thống Hội LHPN Việt Nam” - ảnh 2
Nói chuyện chuyên đề  “Lịch sử và truyền thống Hội LHPN Việt Nam” - ảnh 3
 Báo cáo viên Dương Thị Hằng, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chia sẻ tại chương trình

Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14-31/10/1930, tại Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ Nhất, bên cạnh việc thảo luận Luận Cương chính trị của Đảng, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, trong đó đề ra nhiệm vụ phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ như “phụ nữ hiệp hội”. Đồng thời TƯ Đảng đã đề ra Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội. Với tính chất quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội Nghị TƯ Đảng lần thứ Nhất tháng 10/1930 đã đánh dấu quá trình hình thành tổ chức Hội đầu tiên của phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, phong trào phụ nữ Việt Nam trong đó có tổ chức Hội LHPN Việt Nam đã trở thành lực lượng to lớn và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng dân tộc. Lịch sử hình thành và phát triển của Hội LHPN Việt Nam và phong trào phụ nữ Việt Nam không tách rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

Các dấu mốc quan trọng trong lịch sử của tổ chức Hội LHPN Việt Nam gồm: Giai đoạn từ năm 1930- 1946; giai đoạn từ năm 1946-1975 và 1975 đến nay.

Đồng thời báo cáo viên đã giới thiệu những phong trào, cuộc vận động và hoạt động nổi bật của tổ chức Hội qua các thời kỳ như: Phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (1978-1988); “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 2 cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin, Tự trọng,Trung hậu, Đảm đang”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2017-2022); “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (2022-2027)... và  những tấm gương phụ nữ điển hình tiêu biểu: Đội nữ pháo binh Ngư Thuỷ (Quảng Bình) bắn cháy liên tiếp 3 tàu chiến Mỹ; Trung đội nữ dân quân Hoằng Hải (Thanh Hóa) bắn rơi máy bay Mỹ; 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh); 12 cô gái Truông Bồn (Nghệ An); Các nữ anh hùng: Mẹ Suốt (Quảng Bình); La Thị Tám (Hà Tĩnh);  nữ Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu, bà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thập...

Thông qua buổi nói chuyện chuyên đề các cán bộ công chức, viên chức người lao động cơ quan hội LHPN Hà Nội đã hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống của tổ chức Hội; truyền thống vẻ vang của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong lịch sử với những phẩm chất và năng lực mới, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử của cách mạng.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

(PNTĐ) - Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ
Hội Phụ nữ giúp hội viên xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc

Hội Phụ nữ giúp hội viên xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc

(PNTĐ) - Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người. Một xã hội phát triển bền vững không thể thiếu những gia đình êm ấm, văn minh và hạnh phúc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nền tảng gia đình Việt Nam hiện đại, Hội Phụ nữ các cấp – Trong đó co Hội Phụ nữ phường Thanh Xuân  Bắc – đang giữ vai trò nòng cốt, tiên phong trong việc lan tỏa các giá trị nhân văn, xây dựng lối sống tích cực và góp phần củng cố khối đại đoàn kết ở cơ sở.
Bàn giao “Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ khó khăn phường Bưởi, quận Tây Hồ

Bàn giao “Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ khó khăn phường Bưởi, quận Tây Hồ

(PNTĐ) - Chào mừng kỷ niệm 24 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội phối hợp với Hội LHPN quận Tây Hồ, Đảng ủy, UBND, UBMTTQ và các ban, ngành phường Bưởi long trọng tổ chức Lễ bàn giao “Mái ấm tình thương” cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Lê – hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc chi hội phụ nữ số 03.
Lãnh đạo nữ trong báo chí: Tiếng nói của nữ giới trong điều hành tin tức

Lãnh đạo nữ trong báo chí: Tiếng nói của nữ giới trong điều hành tin tức

(PNTĐ) -  Chiều 19/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí của Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề "Lãnh đạo nữ trong báo chí: Tiếng nói của nữ giới trong điều hành tin tức". Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh dự phiên thảo luận