Nữ trí thức Thủ đô đóng góp vì Hà Nội xanh, sạch, đẹp

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Với mong muốn phát huy tốt vai trò góp ý, phản biện và đóng góp xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, đặc biệt là góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 , ngày 15/3, Hội Nữ trí thức Hà Nội tổ chức hội thảo “Hà Nội phát triển xanh, thực trạng và giải pháp”. Tới dự hội thảo có Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh.

Phát triển Thủ đô theo hướng đô thị xanh, đô thị văn minh

Tại hội thảo, cán cán bộ, hội viên Hội Nữ trí thức Hà Nội đã được GS.TSKH.KTS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam chia sẻ về giải pháp phát triển Thủ đô Hà Nội theo hướng đô thị xanh, đô thị văn minh.

GS Dũng cho rằng, cần thiết phát triển các công trình xanh tại Việt Nam nói chung và Hà Nội – trái tim của cả nước nói riêng. Bởi, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhanh và đến năm 2025, cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp. Cùng với đó, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các mô hình tòa nhà hiện tại đang cho thấy vốn đầu tư lớn, tiêu thụ nhiều năng lượng, sản sinh nhiều ô nhiễm nhưng lại kém hiệu quả. Ngoài ra, công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam chưa hiệu quả, tỷ lệ cây xanh/người ở Hà Nội (khoảng 2m2/người) là quá thấp. Diện tích mặt hồ, ao thoát nước bị lấn chiếm, thu hẹp. Các khu nhà ở, khu dân cư thiếu không gian xanh, sân chơi cho trẻ em và người cao tuổi.

Nữ trí thức Thủ đô đóng góp vì Hà Nội xanh, sạch, đẹp - ảnh 1

Quang cảnh hội thảo “Hà Nội phát triển xanh, thực trạng và giải pháp” do Hội Nữ trí thức Hà Nội tổ chức

“Những thách thức, rào cản ấy cho thấy càng phát triển, càng phải đặt việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả lên hàng đầu”, GS Nguyễn Hữu Dũng kết luận.

Qua hội thảo, GS Dũng cũng đề cập một số khái niệm mới hướng tới tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng như kiến trúc xanh, công trình xanh, đô thị xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đô thị sinh thái, đô thị - thành phố thông minh…

Ông cũng nhấn mạnh rằng, công việc này không thể chỉ dành cho chính quyền, nhà đầu tư mà là việc chung, mọi người dân đều có thể góp phần.

PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thủy (Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải), Tổng Thư ký Hội Nữ trí thức Hà Nội ngoài công việc tại Hội, vẫn ngày ngày tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Là một nhà khoa học  say mê tìm tòi các loại sơn đặc chủng chuyên dùng chống ăn mòn và đặc biệt, phải bảo vệ môi trường, hiện nay, bà vẫn gieo niềm đam mê ấy vào các lứa sinh viên mình hướng dẫn.

Theo PGS Thủy, kinh tế tuần hoàn (lấy thải của cái trước làm đầu vào của cái sau) đã ăn sâu vào suy nghĩ của các nhà khoa học và phát triển sang ý thức của học sinh, sinh viên.

“Tôi nghĩ, hướng đi của Hà Nội trở thành đô thị thông minh, xanh, sạch, đẹp như Nghị quyết số 15 là rất đúng, mang tầm nhìn thời đại, phù hợp với xu thế phát triển đô thị của thế giới-bà Thủy cho biết. 

Nữ trí thức Thủ đô sẵn sàng đóng góp xây dựng Hà Nội xanh

Theo PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, các công tác của Hội luôn quan tâm đến các nghiên cứu khoa học và các vận động, phản biện xã hội về khoa học môi trường.

“Nếu phát triển đúng tinh thần của Nghị quyết 15 thì Hà Nội sẽ rất tuyệt vời, từ không gian, thẩm mỹ đến kinh tế và các nền tảng khác. Do đó, chúng tôi là thành viên của Hội LHPN Hà Nội, nếu phụ nữ Hà Nội nói chung và nữ trí thức Hà Nội nói riêng rất sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng Hà Nội phát triển đúng mục tiêu. Vì thế, hội thảo này được tổ chức để mỗi cán bộ, hội viên hiểu rõ được những khái niệm cơ bản để từ đó, chúng tôi lựa chọn được những nội dung nào mà Hội Nữ trí thức Hà Nội có thể tham gia hiệu quả trong tư vấn, phản biện, nghiên cứu và tham gia trực tiếp từ nơi mình sinh sống, công tác”- bà An nói.

PGS.TS Bùi Thị An cũng khẳng định, khi phụ nữ chủ động tham gia đóng góp cho xã hội bằng kiến thức, khả năng của mình cũng là đang thúc đẩy bình đẳng giới. Bình đẳng giới muốn thực sự thì phải đến từ năng lực nội sinh, tức là ngoài điều kiện khách quan của thể chế, luật pháp, tự mỗi người phụ nữ phải nỗ lực học hỏi, có kiến thức để chủ động tham gia đóng góp và xây dựng được vị trí cho mình.

“Vì thế, chúng tôi nghĩ việc chúng tôi tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về công việc sẽ tham gia trong Nghị quyết 15 cũng là thể hiện sự xung phong cho giới nữ Thủ đô trong việc góp phần thực hiện hiệu quả đưa Hà Nội lên tầm cao mới, và cũng là thúc đẩy tiến trình bình đẳng giới”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

Hội LHPN quận Tây Hồ: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động vay vốn ngân hàng trên địa bàn

(PNTĐ) - Nhằm tiếp tục đưa hoạt động ủy thác cho vay để giải quyết việc làm cho hộ cận nghèo, đối tượng chính sách từ nguồn vốn vay của ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSSH) được hiệu quả, kịp thời phát hiện vấn đề cần khắc phục…  thời gian qua, Hội LHPN quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát với công tác ủy thác cho vay trên địa bàn quận.
Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

(PNTĐ) - Tối 22/4, Hội LHPN quận Đống Đa tổ chức “Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo”. Phó chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đến dự.