Phát triển mô hình chăn nuôi “xanh”, bảo vệ môi trường

Bài và ảnh: Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, với sự năng động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ dám làm, chị Nguyễn Thị Thoan, hội viên phụ nữ xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã trở thành tấm gương điển hình vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi từ mô hình chăn nuôi gà vi sinh; không những tạo việc làm cho hội viên phụ nữ trên địa bàn mà còn góp phần xây dựng nông thôn mới.

Phát triển mô hình chăn nuôi “xanh”, bảo vệ môi trường - ảnh 1
Chị Nguyễn Thị Thoan giới thiệu mô hình chăn nuôi “xanh” bảo vệ môi trường.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, nhưng chị Nguyễn Thị Thoan, sinh năm 1979, là một trong những tấm gương phụ nữ nỗ lực phấn đấu vượt khó vươn lên. Sau khi tốt nghiệp THPT, chị Thoan đăng ký nguyện vọng học ngành Chăn nuôi thú y tại Trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Nội. Năm 2022, chị tốt nghiệp. Sau đó, chị kết hôn, sinh con, gia đình chủ yếu tập trung làm sản xuất nông nghiệp, chị được người thân giới thiệu vào làm kỹ thuật ở một trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã Minh Trí. Khoảng 4 năm làm việc tại đây, kinh tế khó khăn, trang trại chăn nuôi không còn hoạt động. Nhiều năm vất vả đi làm thuê nhưng chị vẫn không nản chí, mà còn kịp “bỏ túi” cho mình nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, đồng thời chị ấp ủ ước mơ khởi nghiệp bằng việc chăn nuôi đàn lợn, gà trên quê hương Sóc Sơn.

Năm 2018, chị đã bàn bạc với chồng mạnh dạn thuê khoảng 2.000m2 đất tại xã Minh Phú để bắt đầu khởi nghiệp bằng việc phát triển chăn nuôi gà thả vườn. Ban đầu, có khoảng gần 1.000 con gà, 40 con lợn. Trong quá trình chăn nuôi, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm là nỗi niềm trăn trở, trở thành mối quan tâm hàng đầu của chị. Chính điều này khiến chị bỏ ra nhiều công sức tìm hiểu các phương pháp, kỹ thuật tập trung phát triển theo hướng chăn nuôi “xanh” hướng đi bền vững cho thực phẩm sạch. 

Trong quá trình chăm sóc đàn gà, nguồn thức ăn vi sinh do chị tự nghiên cứu phối trộn với các thành phần chủ yếu là bột ngô, bã đậu tương… đạm thực vật trộn với các loại cây dược liệu như: Cỏ nhọ nồi, nghệ, sâm đương quy, diệp hạ châu, dầu gấc... Các nguyên liệu được trộn cùng với men vi sinh và ủ trong nhiều giờ trước khi thành phẩm cung cấp thức ăn cho đàn gà. 

Phát triển mô hình chăn nuôi “xanh”, bảo vệ môi trường - ảnh 2
Trang trại nuôi gà của gia đình chị Nguyễn Thị Thoan.

Chị Thoan chia sẻ: “Việc sử dụng thức ăn ủ men vi sinh giúp đàn gà có sức đề kháng tốt; đặc biệt thịt gà lại rất thơm ngon và ngọt, phân gà thải ra ít bị hôi. Đối với việc xử lý chất thải của đàn gà, tôi còn sử dụng thêm đệm lót sinh học (được làm từ trấu, mùn cưa trộn men vi sinh), nhờ đó chuồng trại cũng được hạn chế tối đa mùi hôi. Sau mỗi lứa gà, thu hoạch đệm lót sẽ được chúng tôi thu gom, ủ thành phân bón hữu cơ cho cây xanh trong trang trại. Cứ như thế tạo thành vòng chăn nuôi tuần hoàn. Không những thế, chúng tôi còn cung cấp cho thị trường khoảng 60, 70 tấn phân bón hữu cơ vi sinh”.

Nhờ áp dụng đúng phương pháp, năm 2020 chị đã mạnh dạn đăng ký sở hữu trí tuệ về thương hiệu “Gà vi sinh Thu Thoan” với cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Bằng việc sáng tạo ra phương pháp phối trộn thảo dược cho gà ăn và dùng đệm lót sinh học xử lý chất thải từ chăn nuôi. Năm 2022 chị Thoan đã được chứng nhận OCOP 4 sao và trở thành người đầu tiên ở Việt Nam được chứng nhận phương pháp chăn nuôi gà hữu cơ. Trước đó, từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, chị Thoan vận động một số hộ dân trong xã thành lập HTX Gà vi sinh Thu Thoan với 7 thành viên, phát triển mô hình với quy mô 1,5ha, 5.000 con gà và 500 con lợn chăn nuôi hữu cơ. Chị Thoan còn sáng tạo, phát triển thêm mô hình nuôi gà mái đẻ trứng gà bắc thảo đạt chứng nhận OCOP 3 sao về chất lượng. Hằng năm, mô hình trang trại chăn nuôi của chị thu về hàng trăm triệu đồng để ổn định phát triển kinh tế gia đình, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 4 lao động thường xuyên với thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng

Chị Nguyễn Thị Thu Hương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Sóc Sơn cho biết: “Chị Thoan là một trong những tấm gương phụ nữ giàu nghị lực, sáng tạo vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi. Từ việc khởi nghiệp ban đầu chỉ với khoảng 50, 60 triệu đồng, chị Thoan còn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các nguồn lực, tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, kỹ năng chăn nuôi theo hướng sạch do tổ chức Hội triển khai trong thời gian qua… Thông qua các trang facebook, zalo quảng bá sản phẩm các sản phẩm thịt lợn, thịt gà được chăn nuôi hữu cơ, nhiều chị em hội viên phụ nữ và người dân đã biết đến và tiêu thụ. Đồng thời, mô hình của gia đình chị được nhiều tổ chức đoàn thể trong và ngoài nước tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế nông nghiệp chăn nuôi hữu cơ, bền vững. Thời gian tới, chúng tôi mong muốn nhân rộng mô hình chăn nuôi “xanh” của chị để cung cấp nguồn cung thực phẩm sạch đến người tiêu dùng trên cả nước”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

TYM Mê Linh tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho hội viên phụ nữ

TYM Mê Linh tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho hội viên phụ nữ

(PNTĐ) - Nhằm đồng hành cùng hội viên trong hành trình chăm sóc sức khỏe, Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương (TYM) – Chi nhánh Mê Linh, Phòng Giao dịch số 02 Phúc Thọ vừa tổ chức chương trình khám sức khỏe định kỳ miễn phí cho các khách hàng là hội viên phụ nữ tại năm xã: Hát Môn, Phụng Thượng, Sen Phương, Tích Lộc và Phúc Hòa (huyện Phúc Thọ, Hà Nội).
Hà Nội tri ân các thế hệ phụ nữ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc

Hà Nội tri ân các thế hệ phụ nữ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 24//4, đoàn công tác của Hội LHPN Hà Nội do bà Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm trưởng đoàn, đã tới thăm, tặng quà tri ân các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, cựu thanh niên xung phong... trên địa bàn thành phố.
Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổng kết Đề án 939 giai đoạn 2018 - 2025

Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổng kết Đề án 939 giai đoạn 2018 - 2025

(PNTĐ) - Chiều ngày 22/4, Hội LHPN quận Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018-2025 và sơ kết Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2023-2025; Sơ kết quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
Phụ nữ Thủ đô xây dựng những miền quê đáng sống

Phụ nữ Thủ đô xây dựng những miền quê đáng sống

(PNTĐ) - Phát huy vai trò của tổ chức Hội, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo và tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, trong đó có nhiều công trình, phần việc cụ thể, ý nghĩa góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng nên những miền quê đáng sống, khẳng định thương hiệu của phụ nữ Thủ đô trong thời kỳ mới.